Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh doanh bất động sản (Trang 51 - 53)

II. Các hoạt động kinh doanh bất động sản cụ thể

6. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất

Việc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thể hiện thông qua hợp đồng.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). ên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

Hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

6.1 Phạm vi thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất có thể được thế chấp, bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ. Trường hợp người sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của

người thế chấp, bảo lãnh gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, bảo lãnh nếu có thỏa thuận.

6.2Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất

ên thế chấp, bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây:

- Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp;

- Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xóa việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;

- ử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy họai, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;

- Thanh tóan tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thỏa thuận trong hợp đồng.

ên thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp, bảo lãnh;

- ên thế chấp, bên được bảo lãnh được nhận tiền vay do thế chấp, được bảo lãnh theo phương thức đã thỏa thuận;

- Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, bảo lãnh;

- Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh nếu đuợc bên nhận thế chấp, nhận bảo lãnh đồng ý;

- Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

6.3 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp, nhận bảo lãnh quyền sử dụng đất dụng đất

Bên nhận thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau: - Cùng với bên thế chấp, bảo lãnh đăng ký việc thế chấp;

- Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

ên nhận thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

- Được ưu tiên thanh tóan nợ trong trường hợp xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh.

6.4 Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất mà bên thế chấp, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh được xử lý theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp, bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh doanh bất động sản (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)