Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật/quy trình mới so với đối chứng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng mía đường huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 85 - 86)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

5.3.1. Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật/quy trình mới so với đối chứng:

Qua điều tra thực tế các hộ nông dân không tham gia thí nghiệm và mô hình thực nghiệm cho thấy, tổng chi phí trung gian các hộ nông dân chi cho 1 ha mía là 13,61 triệu đồng, trong đó chi phí vật chất là 10,80 triệu đồng và chi phí dịch vụ là 2,81 triệu đồng. Chi phí trung gian trong sản xuất 1 ha mía của các hộ nông dân giữa các vùng không có sự chênh lệch lớn, dao động từ 13,18-13,86 triệu đồng.

Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng mía dao động từ 25,14 đến 27,04 triệu đồng. Chi phí trung gian bình quân đầu tư cho 1 ha ở cả 3 vùng là 13,61 triệu đồng. Giá trị tăng thêm (VA) trên 1 ha mía là 13,08 triệu đồng, giá trị tăng thêm /1 ha mía ở

Riêng với các hộ nông dân tham gia thí nghiệm và mô hình thực nghiệm của đề tài, tổng thu nhập của hộ trên một hecta đất trồng mía dao động từ 48.750.000 đồng đến 58.500.000 đồng, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa ho ặc so với trồng mía theo tập quán cũ, giống cũ (tăng từ 15 triệu đồng đến 19,8 triệu đồng/ha). Chi phí trung gian của các hộ này chênh lệch không đáng kể so với các hộ khác không tham gia mô hình, tuy nhiên giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng mía tăng đáng kể ( trên 40%) trong khi mức độ đầu tư chỉ tăng ở mức 6-10%.

Giá trị sản xuất/chi phí trung gian trong sản xuất mía ở cả 3 vùng là 1,96 l ần và giá trị tăng thêm/chi phí trung gian trong s ản xuất 1 ha mía là 0,96 lần (có nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được 0,96 đồng chi phí tăng thêm), VA/IC ở 3 vùng sản xuất dao động từ 0,89 lần đến 1,00 lần. Điều này chứng tỏ thí nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng mía đường huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 85 - 86)