V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
5.1.5. Xây dựng mô hình thực nghiệm
- Địa điểm mô hình thực nghiệm
Mô hình thực nghiệm vẫn tiến hành trên 3 lo ại đất điển hình c ủa huyện Tân Kỳ: Vùng đất bãi (mô hình tại xã Tân Long), vùng đất ruộng chuyển đổi (mô hình tại xã Tân Xuân) và vùng đất đồi (mô hình tại Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế số 4).
- Giống mía sử dụng trong mô hình thực nghiệm: Giống ROC 10 và giống Viên Lâm 3. Đây là những giống có năng suất cao, trữ lượng đường tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
- Quy mô mô hình thực nghiệm: 02 ha/mô hình/loại đất x 3 mô hình = 6 ha
- Công thức phân bón trong mô hình thực nghiệm: Sau khi đã đánh giá tổng hợp các yếu tố giống, công thức phân bón, đặc thù của từng loại đất và hiệu quả kinh tế của thí nghiệm, chúng tôi đã sử dụng công thức phân bón 2 (CT2) cho 3 mô hình thực nghiệm như sau (tính cho đơn vị diện tích 1 ha):
CT2: N300 + P150 + K300 + Vùi lá mía
Mô hình thực nghiệm sử dụng các loại phân bón: NPK 11.1.8 của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An, phân hữu cơ vi sinh 2.3.2 của nhà máy đường Sông Con, đạm Phú Mỹ, KCl và Supe lân Lâm Thao.
a. Tình hình sinh trưởng và phát triển của mô hình mía thực nghiệm
Mô hình mía thực nghiệm được xuống giống vào ngày 15-17/01/2010, là khoảng thời gian thuận lợi cho mía nảy mầm, sinh trưởng và phát triển. Trong hai giống mía của mô hình thực nghiệm, Viên Lâm 3 là giống có thời gian từ khi trồng đến mọc ngắn nhất, kho ảng 9 ngày, trong khi ROC 10 cần 12 ngày để nảy mầm. Các mầm của giống Viên Lâm 3 phát triển khỏe hơn nhưng tỷ lệ phát triển thành chồi và nhánh hữu hiệu lại thấp hơn so với ROC 10. Từ những quan sát và phân tích thí nghiệm, nhóm thực hiện đề tài đã chủ động giảm mật độ của giống ROC 10 trong mô hình thực nghiệm, kết quả cho thấy các mầm mới của giống này mập và phát triển đều hơn. Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2010, do điều kiện khắc nghiệt của thời tiết (khô hạn và nắng nóng kéo dài) lại đúng vào giai đoạn kết thúc đẻ nhánh và đang vươn lóng của mía nên 90% số cây mía trong mô hình thực nghiệm bị cháy lá không hoàn toàn (cháy 70-80% tiết diện lá). Do đã chủ động trong công tác chọn giống và bố trí mô hình nên hiện tượng trên ảnh hưởng không nặng nề tới mô hình thực nghiệm, ngay sau giai đoạn nắng hạn chúng tôi đã tiến hành bón phân bổ sung để cây có đủ dinh dưỡng hồi phục và phát triển. Mô hình mía thực nghiệm hầu như không xuất hiện sâu hại, bệnh hại, cá biệt có hiện tượng bệnh chồi cỏ xuất hiện rải rác nhưng không đáng kể (15-20 khóm/ha). Sang vụ mía lưu gốc năm thứ 2 (năm 2011), mô hình thực nghiệm có tốc độ phát triển nhanh, các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển đều cao hơn năm 2010 và năng suất thực tế thu được từ thí nghiệm cũng cao hơn vụ mía tơ năm 2010.
b. Năng suất và chất lượng mía thực nghiệm
Bảng 41 : Năng suất mía mô hình thực nghiệm
Địa điểm Giống Năng suất thực thu (tấn/ha)
Năm 2010 Năm 2011 Vùng đất bãi ROC 10 80,81 85,81 Viên Lâm 3 84,04 88,54 Vùng đất ruộng chuyển đổi ROC 10 82,02 87,02 Viên Lâm 3 85,25 89,23 Vùng đất đồi ROC 10 81,79 86,28 Viên Lâm 3 83,24 88,24
Năng suất mía thu được từ mô hình thực nghiệm đạt 82,85 tấn/ha năm 2010; 87,52 tấn/ha năm 2011; trong đó Viên Lâm 3 có năng suất bình quân cao hơn giống ROC 10; cao nhất đạt 89,23 tấn/ha ở vùng đất ruộng chuyển đổi, ROC 10 có năng suất thấp nhất 85,81 tấn/ha ở vùng đất bãi. Năng suất này là tương đối cao so với năng suất bình quân c ủa các ruộng mía khác trên địa bàn huyện Tân Kỳ (tăng 38,42%).
Bảng 42 : Phân tích chất lƣợng mía mô hình thực nghiệm (bình quân 2 năm)
Địa điểm Giống Bx
(%) Sacaroza (%) Hàm lƣợng xơ thô Tỷ lệ dịch ép Vùng đất bãi ROC 10 21,94 13,45 11,07 64,24 Viên Lâm 3 22,87 13,55 11,81 60,37 Vùng đất ruộng chuyển đổi ROC 10 22,73 13,51 11,13 60,41 Viên Lâm 3 22,91 13,56 11,79 64,62 Vùng đất đồi ROC 10 21,98 13,21 11,18 62,26 Viên Lâm 3 22,90 13,38 11,66 62,73
Chất lượng của mía thực nghiệm tương đương với mía ở công thức 2 và 3 ở thí nghiệm, độ brix dao động từ 21,94 – 22,90%, hàm lượng đường đạt trên 13%, hàm lượng xơ thô trên 11%, các giá trị này ít biến động so với mía thí nghiệm.