V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
5.1.3. Một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía đường huyện Tân Kỳ
Sau khi thu thập và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Kỳ, đồng thời điều tra tập quán canh tác, điều kiện sản xuất mía, phân tích tính chất đất và các yếu tố hạn chế đến năng suất và chất lượng mía đường huyện Tân Kỳ, đề tài đã đưa ra các giải pháp về giống và phân bón nhằm nâng cao năng suất và chất lượng mía đường huyện Tân Kỳ, cụ thể:
- Giống: bằng phương pháp bình tuyển giống, đề tài đã đưa ra các giống thích hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện đ ất đai c ủa huyện.
Các chỉ tiêu bình tuyển giống:
+ Diện tích giống mía đang được trồng tại địa phương;
+ Năng suất giống mía ở các vụ mía tơ, vụ mía lưu gốc năm thứ 2 và vụ mía lưu gốc năm thứ 3 (bình quân 3 vụ trên 61 tấn/ha);
+ Chất lượng tốt (hàm lượng sacaroza > 10,5%, độ brix > 19%, hàm lượng xơ thô < 15% và tỷ lệ dịch ép > 80%);
+ Khả năng thích ứng với các điều kiện bất thuận của thời tiết (hạn hán, ngập úng cục bộ, ngập úng lâu ngày);
+ Khả năng thích ứng với điều kiện đất đai của địa phương; + Khả năng sinh trưởng và phát triển tốt;
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh, gãy đổ - Các giống cụ thể nên sử dụng như sau:
+ Giống ROC 10: do Viện nghiên cứu Mía đường Đài Loan lai tạo, thuộc nhóm giống mía chín trung bình. Thời kỳ đầu sinh trưởng chậm. Đẻ khỏe, thời gian đẻ kéo dài. Cây nguyên liệu cao, không rỗng ruột, chống đổ tốt. Dễ bị sâu đục thân (nhất là sâu hồng phá hoại). Tái sinh, lưu gốc tốt. Là giống có chữ đường cao: 12-14%. (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005).
sớm, tập trung, tốc độ vươn cao nhanh. Khả năng để gốc trung bình. Mía ra hoa mạnh. Hàm lượng đường khá 13%, (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005)
+ Giống QĐ 86-368: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống chín trung bình. Đẻ nhánh nhanh và tập trung. Tái sinh nhanh. Ít rệp xơ bông trắng, chống chịu bệnh khô là và chịu hạn tốt. Chữ đường trung bình 11,8-12,2%. (Nguồn: 575 giống cây trồng Nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005).
+ Giống Viên Lâm 3: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống chín trung bình. Mía nảy mầm đẻ nhánh sơm, tốc độ vươn nhanh, khả năng để gốc trung bình. Năng suất bình quân đạt 75-80 tấn/ha. Chữ lượng đường 11-12%.(Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005)
- Phân bón:
Dựa trên những nghiên cứu trong và ngoài nước về dinh dưỡng cho mía nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng và kết quả điều tra về thực trạng sản xuất, khả năng đầu tư của người dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ, nhóm đề tài các công thức phân bón cụ thể cho thí nghiệm trên các loại đất như sau (lượng phân bón dùng cho 1 ha):
+ Vùng đất bãi
CT1 (đối chứng): 200N + 100P + 200K
CT2-đb: 250N + 150P + 300K + 1.000kg vôi bột + vùi lá mía CT3: 300N + 200P + 400K + 1.000kg vôi bột + vùi lá mía + Vùng đất ruộng chuyển đổi
CT1: 200N + 100P + 200K
CT2-đr: 250N + 100P + 300K + 1.000kg vôi bột + vùi lá mía CT3: 400N + 200P + 400K + 1.000kg vôi bột + vùi lá mía + Vùng đất đồi
CT1: 200N + 100P + 200K
CT2-đđ: 300N + 150P + 300K + 1.000kg vôi bột + vùi lá mía CT3: 400N + 200P + 400K + 1.000kg vôi bột + vùi lá mía
Lá mía được vùi toàn bộ trở lại ruộng nhằm tăng độ ẩm dinh dưỡng cho đất, không băm nhỏ.