Xây dựng thí nghiệm giống và phân bón

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng mía đường huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 36 - 38)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

5.1.4.1. Xây dựng thí nghiệm giống và phân bón

- Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành tại địa bàn 3 xã Tân Xuân (đất chuyển đổi), Tân Hợp (đất đồi) và Tân Long (đất bãi) là những nơi có tính chất đất điển hình và là 3 loại đất trồng mía chính c ủa huyện.

- Giống mía sử dụng trong thí nghiệm

Dựa trên những phân tích về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương và tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, chính

quyền địa phương và Nhà máy Mía đường Sông Con, đã chọn 4 giống mía sau đưa vào thí nghiệm: ROC 10, Viên Lâm 3, MY 55-14 và QĐ 86-368.

Nguồn gốc giống: Các giống sử dụng trong thí nghiệm được cung cấp bởi Công ty Cổ phần mía đường Sông Con

- Các công thức phân bón trong thí nghiệm (tính cho 1 ha): sử dụng các công thức phân bón đã đề xuất đối với các vùng đất canh tác mía cụ thể. Trong đó CT1 là công thức đối chứng. Các công thức phân bón có bổ sung vôi bột.

Thí nghiệm có sử dụng các dạng phân bón sau: NPK 11:1:8 và NPK 5:10:3 của Tổng công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Phân hữu cơ vi sinh 2:3:2 của nhà máy đường Sông Con, đạm Urê Phú Mỹ, KCl đỏ và Supe lân Lâm Thao.

- Bố trí thí nghiệm:

+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp lô chính và lô phụ, trong đó công thức phân bón được gán vào lô chính với số nghiệm thức bằng 3, giống được gán vào lô phụ với số nghiệm thức là 4, số lần lặp lại là 3 lần. Mỗi nghiệm thức lô chính là công thức phân bón được chia thành 4 lô phụ với diện tích ô thí nghiệm bằng nhau

- Quy mô: 01 ha/điểm thí nghiệm, tổng diện tích 03 ha.

- Nền thí nghiệm: Thí nghiệm trồng mới trên các ruộng đã trồng mía các năm trước, xuống giống vụ mía tơ vào năm 2009.

- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm: + Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Tốc độ nảy mầm (đối với mía tơ), tốc độ tái sinh mầm (đối với mía lưu gốc). tỷ lệ đẻ nhánh, tốc độ vươn lóng

Các yếu tố cấu thành năng suất: Chiều cao cây, chiều dài thân ép, trọng lượng thân ép, đường kính thân

Các chỉ tiêu trên được theo dõi định kỳ 1 tháng/1 lần (cố định thời gian theo dõi), đo đếm trên m2

.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng mía đường huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 36 - 38)