Bài học cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 44)

huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng

Thứ nhất, HTXDVNN cần phải xác định đúng mục tiêu, mục đích kinh doanh và phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết giúp nông dân làm giàu, làm cho họ hiểu được chỉ có HTX mới là tổ chức tự họ giúp họ, chính quyền địa phương không được can thiệp vào hoạt động, phương hướng sản xuất kinh doanh của HTX.

Thứ hai, để quản lý hoạt động kinh doanh HTX dịch vụ nông nghiệp rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về các mặt như: tạo khuôn khổ pháp lý; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các hợp tác xã, giúp đỡ HTX thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTX lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới hình thức HTX để hưởng ưu đãi.

Thứ ba, HTXDVNN có nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ đa dạng và phong phú, cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn đòi hỏi các loại hình HTX này ngày càng có tính chất chuyên sâu, chuyên môn hoá hơn. Các HTXDVNN không chỉ quan tâm đến hoạt động phục vụ khâu đầu vào cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; cần chú trọng vào các khâu dịch vụ tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác phục vụ cho đời sống của người dân cũng được chú ý.

Thứ tƣ, để tăng doanh thu và lợi nhuận trên thị trường đầy cạnh tranh, HTX DVNN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, của mình như thu thập, phân tích thông tin thị trường giá cả, tính toán chi phí lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, lập kế hoạch kinh doanh và kết nối

34

kinh doanh với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, nhà nước, nhà khoa học.

Thứ năm là, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chú trọng để có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực quản lý điều hành, giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh với nông dân thế giới, để hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

* Lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu: Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu, thực tế các HTX tại địa phương với điều kiện thời gian và các vấn đề liên quan khác chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu:

- Về HTXDVNN các xã, thị trấn: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề hoạt động kinh doanh dịch:

- Về nội dung quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

+ Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh.

+ Thực thi một số chính sách quản lý, bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý và đánh giá công tác quản lý.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và sử lý số liệu * Phƣơng pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu được thu thấp từ nhiều nguồn khác nhau như: Các HTXDVNN, các xã viên, báo cáo UBND huyện Nam Sách, báo cáo Chi cục Thống kê huyện, tài liệu, văn bản liên quan tới HTX, HTXDVNN, phát triển hoạt động HTXDVNN; kết quả các công trình nghiên

35

cứu đã được công bố... Ngoài ra, còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trang web internet có liên quan đến đề tài.

* Xử lí số liệu: Từ những số liệu đã thu thấp được tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích để loại bỏ những số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phương pháp tính toán để tính ra tỉ lệ phần trăm về trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi...

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học được hiểu là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích và đưa ra kiến nghị đúng đắn đối với công tác quản lí.

Phương pháp điều tra xã hội học có một số đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất: Phương pháp điều tra xã hội học có ưu điểm là rất thuận lợi trong việc thu thập các thông tin định tính như quan điểm, thái độ, động cơ, tâm tư, nguyện vọng...

Thứ hai: Điều tra xã hội học phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản của điều tra thống kê nói chung, phải sử dụng phương pháp xử lí số liệu thống kê và thậm chí phải coi đó như là một bộ phận nghiệp vụ cơ bản.

Thứ ba: Trong điều tra xã hội học ngoài việc sử dụng phương pháp điều tra, thống kê còn kết hợp sử dụng các phương pháp thực nghiệm, phương pháp trưng cầu ý kiến và phải tính đến các yếu tố tâm lí trong quá trình điều tra.

Trong phạm vi của vấn đề, tác giả tiến hành điều tra trong phạm vi không gian, thời gian và đối tượng cụ thể như sau:

- Địa điểm: 9 HTXDVNN trên địa bàn huyện Nam Sách

- Đối tượng điều tra: Ban quản lý HTXDVNN và các hộ xã viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình thức điều tra: Sử dụng hai mẫu bảng hỏi cho 02 đối tượng điều tra - Nội dung điều tra: Điều tra các tiêu chí phản ánh công tác quản lý hoạt động kinh doanh của HTXDVNN

Mục đích: Có cái nhìn khách quan về công tác quản lý HTXDVNN trên địa bàn huyện Nam Sách.

36

Kết quả điều tra, khảo sát sẽ được phân tích tổng hợp đưa ra đánh giá tại chương 3.

2.2.3. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong phân tích số liệu. Chúng tôi tiến hành phân tổ thống kê theo một số tiêu thức như khâu dịch vụ, vốn hoạt động, trình độ học vấn của cán bộ chủ chốt HTX, loại dịch vụ hoạt động, doanh thu, chi phí và lợi nhuận các loại dịch vụ. Từ đó mô tả thực trạng của các HTX và tình hình quản lý hoạt động kinh doanh của các HTX trên địa bàn huyện.

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích so sánh

Thông qua phân tổ thống kê, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả hoạt động, tình hình biến động vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm. Từ kết quả so sánh, chúng tôi tiến hành phân tích để đánh giá được hiệu quả kinh tế từ các hoạt động kinh doanh của các HTX, phân tích được xu hướng thay đổi của các HTX trong thời gian tới.

2.2.5. Phƣơng pháp phân tích định tính

Căn cứ vào kết quả phân tích từ những thuận lợi và khó khăn của HTX trong quá trình phát triển ta có thể đưa ra quan điểm, một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh của các HTX DVNN trong thời gian tới.

- Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý chuyên môn về hoạt động kinh doanh của các HTX DVNN trên cơ sở về tình hình và thực trạng hoạt động kinh doanh của các HTX DVNN để đưa ra được cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn.

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Bằng các phương pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lí luận tại chương 1, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kinh doanh của HTXDVNN chương 3, từ đó đề ra các mục tiêu, quan điểm, giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa phương và tình hình

37

kinh tế xã hội của cả nước nói chung để từ đó nâng cao quản lí hoạt động kinh doanh tại HTXDVNN trên địa bàn huyện Nam Sách trong thời gian tới.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH,

TỈNH HẢI DƢƠNG

3.1. Khái quát về huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng và nguồn lực Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.

3.1.1. Khái quát về huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng

Huyện Nam sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm của tỉnh (thành phố Hải Dương) khoảng 6 km và thành phố Hải Phòng 41 km,

diện tích 10.907,78 km2; dân số 115.156 người; mật độ dân số 10.557

người/km2. Toàn huyện có 18 xã, 1 thị trấn, trong đó bao gồm 102 thôn.

Nam Sách có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng trong và ngoài tỉnh do nằm trên trục giao thông sắt, thuỷ bộ nối liền tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho huyện tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm (Chi cục Thống kê huyện Nam Sách, 2013, trang 28).

* Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Về đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế: Nam sách là huyện có

đầy đủ các điều kiện về địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp, kinh tế, trang trại; Nam Sách thành một trung

38

tâm khu vực, điểm liên kết với các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Phòng Hạ tầng- Kinh tế huyện Nam Sách, 2014, trang 23).

- Điều kiện phúc lợi khác: Các điều kiện phúc lợi khác như trường học, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trạm y tế, bưu điện,…đã và đang tiếp tục được tập trung đầu tư xây dựng, toàn huyện Nam Sách có 19/19 xã, thị trấn đều có trường trung học cơ sở và tiểu học, huyện có 4 trường phổ thông trung học chính quy. Tính đến hết

tháng 04/2014 toàn huyện có 38 trường đạt chuẩn Quốc gia. Công tác xây

dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được các cấp chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn quan tâm thực hiện. Toàn huyện có 1 bệnh viện lớn (bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách), mỗi xã, thị trấn có 1 trạm xá phục vụ khám chữa bệnh cho người dân, bao gồm 216 giường bệnh và 250 cán bộ y tế (UBND huyện Nam Sách, 2014, trang 26).

- Tình hình phát triển kinh tế.

Năm 2014, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế; giá cả thị trường biến động mạnh; thị trường bất động sản đóng băng, thời tiết diễn biến bất thường không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, nhân dân trong huyện đã nỗ lực cố gắng giải quyết khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, thu được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế của huyện đạt tốc độ

tăng trưởng 8,8% (kế hoạch 10,3%); tổng giá trị sản xuất thu được 1.789,5

tỷ đồng đạt (đạt 98,1% kế hoạch, tăng 9,2% so với năm 2013).

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách qua 2 năm 2013 và 2014

Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

39

Công nghiệp – TTCN – Xây dựng 704,6 42,98 782,1 43,70

Dịch vụ 511,4 31,19 571,9 31,96

Tổng 1.639,4 100 1.789,5 100

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nam Sách, năm 2014

Nhìn chung giá trị sản xuất của các ngành đều tăng qua các năm. Hiện nay, các cấp lãnh đạo huyện đã nhận thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực nên đã rất quan tâm khuyến khích mở rộng các ngành dịch vụ, công nghiệp trong huyện.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 18,9 triệu đồng (tăng 0,6 triệu

đồng so với năm 2013). Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nam sách giảm qua các năm và

năm 2014 giảm xuống ở mức 6,86%. Nhìn chung đời sống, mức sống của dân cư nông thôn còn nhiều hạn chế. vì vậy, nguồn vốn lưu động trong dân, các hình thức tổ chức sản xuất khác trong dân cũng tương tự.

Để mở rộng sản xuất, đa dạng hóa các loại dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hóa cần có một lượng vốn. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, thông thường các HTX dịch vụ thường phải đi vay. Không những vay vốn lưu động để kinh doanh mà còn phải vay cả vốn để đầu tư cơ bản. Đây cũng là một trong số nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả sản xuất của các HTX DVNN nói riêng và các thành phần kinh tế của địa phương nói chung.

3.1.2. Những ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Nam Sách đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệptrên địa bàn

3.1.2.1. Thuận lợi .

- Cấp ủy, chính quyền huyện luôn coi trọng và đề cao vai trò của HTXDVNN, coi trọng công tác quản lý hoạt động kinh doanh HTXDVNN.

- Huyện Nam Sách có vị trí thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội không những trong tỉnh mà còn cả với tỉnh bạn. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ quản lý, nhận thức của Ban quản lý

40

HTXDVNN; đồng thời học tập được những kinh nghiệm hay, cách làm mới, hiệu quả trong quản lý kinh doanh HTXDVNN.

- Tình hình kinh tế, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh DVNN của HTX phát triển. Điều kiện làm việc, chính sách đối với HTXDVNN cũng được đảm bảo và thực hiện tốt hơn.

3.1.2.2. Khó khăn

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các xã dẫn đến sự phát triển không đồng đều về hoạt động dịch vụ kinh doanh HTX, gây khó khăn cho việc đề ra các biện pháp đồng bộ để quản lý tốt hoạt động kinh doanh HTXDVNN.

- Quan điểm làng xã, dòng họ vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXDVNN, dẫn đến tình trạng nể nang, nợ đọng, trây ỳ kinh phí phải trả khi được cung ứng dịch vụ của một số xã viên ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kinh doanh của HTXDVNN.

3.1.3. Nguồn lực Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách giai đoạn 2012 – 2014 Nam Sách giai đoạn 2012 – 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng HTX: Tính đến tháng 7 năm 2015, có 21 HTX DVNN trên địa

bàn huyện (18 HTX theo quy mô toàn xã, 6 HTX theo quy môn thôn). Tổng số xã viên trên địa bàn huyện là 735 xã viên.

Trụ sở làm việc: 18 HTX quy mô xã đều có phòng làm việc trong khu

nhà làm việc của Đảng ủy – HĐND-UBND xã; 3 HTX quy mô thôn làm việc tại Nhà văn hóa thôn.

3.2 Tình hình quản lý hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng

3.2.1 Căn cứ pháp lý quy định về nội dung quản lý hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

41

- Luật HTX số 18/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội (thay thế Luật HTX năm 1996).

- Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 74/2008/TTLT-BTC-BNN ngày 14/8/2008 của Bộ Tài chính và Bộ nông nghiệp & PTNT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp.

- Căn cứ Luật HTX số 23/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.

- Căn cứ Nghị định số 193/2013NĐ- CP ngày 21/11/2113 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX.

- Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT/BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch & ĐT hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX.

- Căn cứ Thông tư 83/2015/TT- BTC, thông tư hướng dẫn chế độ quản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 44)