Quản lý hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 26)

tăng thêm đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2011, thu nhập bình quân 1người/tháng của các hợp tác xã trên cả nước là 1,74triệu đồng/tháng, trong đó lao động ở vùng Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất với 3,48triệu đồng, vùng Đồng bằng sông Hồng có mức thu nhập thấp nhất với 1,27triệu đồng.

- Phát triển đời sống văn hóa, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp góp phần phát triển đời sống văn hóa và tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, hiện thực hóa các giá trị đạo đức cao đẹp và nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, cung cấp các dịch vụ xã hội. Hợp tác xã góp phần phát triển không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trên nhiều lĩnh vực khác như môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa, từ đó tác động tích cực trở lại tới kinh tế thành viên nói riêng, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống từng hộ gia đình thành viên nói riêng và đời sống cộng đồng nói chung. Hợp tác xã thường gắn với một cộng đồng dân cư nhất định, lợi ích do hợp tác xã đưa lại tạo điều kiện cho cộng đồng ổn định, gắn kết với nhau hơn; việc phát triển cộng đồng nhất là ở nông thôn góp phần quan trọng trong giải quyết nhiều vấn đề xã hội, để nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong đời sống, giúp đỡ các gia đình khó khăn, xây dựng và phát triển cộng đồng.

1.2.2. Quản lý hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nghiệp

1.2.2.1 Khái niệm

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý.

16

Như chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì? Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành nên hoạt động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó.

Quản lý kinh doanh: là sự tác động của chủ thể quản lý một cách liên

tục, có tổ chức tới đối tượng quản lý là tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và cơ hội để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng pháp luật và thông lệ trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh với hiệu quả tối ưu.

1.2.2.2. Sự cần thiết quản lý hoạt động kinh doạnh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Xuất phát từ vai trò của HTXDVNN, là phục vụ nông dân, các trang trại phát triển. Vì vậy khi hộ nông dân, trang trại phát triển, thì tất yếu hoạt động kinh doanh HTX DVNN cần phục vụ tốt hơn nhu cầu đó.

Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển như ở nước ta hiện nay thì kinh tế hộ muốn phát triển sản xuất nông nghiệp cũng phải xuất phát từ thị trường gắn với thị trường. Mức độ gắn bó với thị trường càng phát triển theo quy mô và trình độ của sản xuất hàng hoá. Để đáp ứng những thay đổi của thị trường, kinh tế hộ phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật canh tác, thâm canh để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, sản xuất kinh tế hộ càng phát triển thì nhu cầu đầu vào: về vật tư nông nghiệp, thuỷ lợi, kỹ thuật,...càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Tất cả những điều này đòi hỏi cần phải quản

17

lý tốt hoạt động kinh doanh của HTX DVNN, bởi chính trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá, nhờ hoạt động kinh doanh của HTX DVNN phát triển sẽ giúp hộ nông dân thay đổi toàn diện cả về kinh tế, văn hoá và tập quán sản xuất. Hộ nông dân áp dụng tiến bộ vào sản xuất nâng cao năng suất lao động, tỷ lệ sản phẩm bán ra trên thị trường tăng dần trong tổng sản phẩm làm ra. Từ đó thu nhập người dân tăng lên, góp phần nâng cao đời sống hộ nông dân.

Trong nền kinh tế thị trường với sự thay đổi của thị trường đòi hỏi cần thiết HTX DVNN càng phải quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, HTX DVNN sẽ có lãi, vốn tích luỹ nội bộ sẽ lớn dần lên trong quá trình hoạt động, lúc đó tác động trở lại hoạt động kinh doanh của HTX DVNN giúp HTX DVNN có thể mở rộng loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ hộ xã viên và cứ thế hoạt động kinh doanh HTX DVNN sẽ ngày càng phát triển.

- HTX DVNN hoạt động kinh doanh tốt thì phục vụ tốt nhất nhu cầu của hộ xã viên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.

- HTX DVNN hoạt động kinh doanh tốt, xã viên sẽ được cung cấp đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, các sản phẩm của hộ được tiêu thụ dễ dàng, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá so với tổng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Điều này thúc đẩy hộ nông dân hăng hái sản xuất, chuyên môn hoá sản xuất theo hướng ai giỏi nghề gì làm nghề nấy, quá trình phân công lao động sâu sắc hơn. Lao động trong sản xuất nông nghiệp được rút bớt sang sản xuất phi nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực sản xuất hàng hoá.

1.2.2.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

18

Quy định tại điều 7 chương I, luật HTX 2012: gồm 7 nguyên tắc gần sát với 7 nguyên tắc hoạt động của HTX do Liên minh HTX quốc tế (ICA) ban hành.

- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX. HTX tự nguyện thành lập, gia nhập.

- HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên.

- Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

- HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. - Thành viên, HTX thành viên và HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.

- HTX quan tâm giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX.

- HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Đây là những nguyên tắc cơ bản đã được xây dựng ngay từ những ngày đầu khi HTX DVNN được thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh. Trong luật HTX năm 2012 các nguyên tắc ngày càng được hoàn thiện trên tinh thần vì tập thể và ngày càng cùng có lợi. Trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát

19

triển, các HTX được thành lập cũng phá sản ngày càng nhiều do đó đòi hỏi nguyên tắc hoạt động HTX ngày càng chặt chẽ và theo quy định của pháp luật.

1.2.2.4. Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Việc quản lý hoạt động kinh doanh của HTX DVNN được thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi cấp lại có những nhiệm vụ khác nhau liên quan tới công tác quản lý hoạt động kinh doanh HTX DVNN. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung quản lý hoạt động kinh doanh HTX DVNN trên địa bàn huyện, bao gồm:

- Lập kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:

Là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó.

Kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh là bản mô tả chi tiêt mọi khía cạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Đó là một bản phác họa chính xác những mục tiêu và mục đích kinh doanh của HTX dịch vụ nông nghiệp. Việc chuẩn bị một bản kế hoạch tạo cơ hội hoàn thiện những phương pháp kế hoạch hoá được sử dụng trong công việc kinh doanh, là tài liệu bắt buộc phải có đối với một tổ chức tài chính. Quá trình chuẩn bị bản kế hoạch giúp Ban quản lý HTX có thể đánh giá, điểm mạnh điểm yếu nội tại, những cơ hội, mối đe doạ từ bên ngoài, sự cần thiết và thời điểm ra những quyết định chiến lược; quá trình chuẩn bị bản kế hoạch sẽ cung cấp những phương tiện quản lý có lợi về lâu dài cho HTX. Những phương pháp này có thể được sử dụng lại khi các bản kế hoạch được cập nhật hoặc lập cho những mục đích khác.

Để tiến hành phân tích, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, người quản lý hợp tác xã phải giải đáp được các câu hỏi. Các câu trả lời thể hiện một

20

cách tổng thể tình hình hợp tác xã, cụ thể như: Khách hàng mục tiêu chủ yếu là ai? Các nhà quản lý phải luôn xác định mục tiêu chủ yếu của các dịch vụ của Hợp tác xã phải là xã viên (ví dụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho xã viên; tiêu thụ cà phê cho xã viên hợp tác xã,..). Dịch vụ mà hợp tác xã cung cấp cho xã viên nhằm mục tiêu gì? Ví dụ cung cấp phân bón cho xã viên với giá cả rẻ hơn, chất lượng bảo đảm hơn so với xã viên mua tại cửa hàng bán lẻ. Hàng hóa, dịch vụ chủ yếu là gì? Nguồn lực tài chính của hợp tác xã như thế nào? Để đạt mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra, hợp tác xã cần có đội ngũ nhân lực như thế nào? Đội ngũ hiện tại có đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay không?

- Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:

Là thực thi một số chính sách quản lý, bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Hiện nay Nhà nước đã có những chính sách đặc thù hỗ trợ hợp tác xã phát triển, chính là hỗ trợ, ưu đãi chung cho tất cả thành viên hợp tác xã, đặc biệt trong giai đoạn đầu mới thành lập, đi vào hoạt động. Mặt khác, hợp tác xã cũng là tổ chức kinh tế, hoạt động bình đẳng với doanh nghiệp, vì vậy cần có một số chính sách thích hợp để bảo đảm cho tổ chức hợp tác xã bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước được thiết kế theo hướng Luật hợp tác 2012 quy định những chính sách đặc thù dành riêng cho hợp tác xã, quy định một số chính sách mang tính nguyên tắc chung để làm cơ sở cho các văn bản hướng dẫn Luật và các luật chuyên ngành quy định chính sách riêng cho hợp tác xã. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, về cơ cấu tổ chức hợp tác xã dịch vụ gồm đại hội thành viên , hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên). Luật Hợp tác xã 2012 đưa ra một số quy định quan trọng về tổ chức, quản lý hợp tác xã dịch vụ như: Quy định đầy đủ thẩm quyền cho đại hội thành viên trong việc quyết định các nội dung cơ bản liên quan đến quyền chủ

21

sở hữu của thành viên như sau: chuyển nhượng, cho thuê, mượn, thanh lý, xử lý tài sản cố định của hợp tác xã, phương án, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ra thị trường bên ngoài cộng đồng thành viên; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã dịch vụ. Tách bạch và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh quản lý của chủ sở hữu, người điều hành hợp tác xã, tránh chồng chéo và nguy cơ lạm quyền trong quản lý, điều hành hợp tác xã nhưng có quy định mềm dẻo cho phép hợp tác xã được quyền cho phép các chức danh kiềm nhiệm để tiết kiệm chi phí nhân lực phù hợp với quy mô và điều kiện của mình. Quy định rõ về quyền và trách nhiệm của cán bộ quản lý hợp tác xã buộc cán bộ phải gắn bó, tận tâm và năng động trong tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã dịch vụ.

- Kết quả quản lý hoạt động kinh doanh Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:

HTX DVNN cần phải xác định đúng mục tiêu, mục đích và phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết giúp nông dân làm giàu, làm cho họ hiểu được chỉ có HTX DVNN mới là tổ chức tự họ giúp họ, chính quyền địa phương không được can thiệp sâu vào hoạt động, phương hướng sản xuất kinh doanh của HTX DVNN.

HTX DVNN cần phải lựa chọn đúng khâu để có thể phục vụ tốt hơn cho hộ nông dân, những khâu được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện của HTX và nhu cầu của hộ nông dân.

Tùy theo từng góc độ, mục đích, yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh của HTX DVNN được chia làm các bộ phận khác nhau:

Về hiệu quả sử dụng tài sản. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất của

tài sản có xu hướng tăng hay giảm: Tỷ lệ DT/TSBQ (Doanh thu/Tài sản bình quân); tỷ lệ DT/TSCĐBQ; tỷ lệ DT/ TSLĐBQ. Các chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của tài sản, cho biết các HTX này sử dụng tài sản có linh hoạt và

22

hiệu quả hay không. Chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của tài sản có xu hướng tăng hay giảm qua các năm: tỷ lệ lợi nhuận/TSBQ; tỷ lệ lợi nhuận/TSCĐBQ cho thấy TSCĐ của các HTX có khả năng sinh lời hay cần được trang bị mới. Tỷ lệ lợi nhuận/TSLĐBQ có xu hướng tăng hay giảm thể hiện lợi nhuận mang lại từ các vòng quay lớn hay nhỏ, có hiện tượng thất thoát nguồn vốn lưu động hay không.

Về hoạt động kinh doanh của các khâu dịch vụ mà mỗi HTX dịch vụ

nông nghiệp đảm nhận. Có nhiều khâu dịch vụ được các HTX dịch vụ nông

nghiệp thực hiện. Số HTX thực hiện đủ các khâu dịch vụ còn ít, chủ yếu các HTX mới thực hiện 3 khâu dịch vụ chủ yếu là Dịch vụ thủy nông; dịch vụ dự tính dự báo sâu bệnh; dịch vụ chuyển giao KHKT, những khâu dịch vụ khác mang lại lợi nhuận và hiệu quả bền vững cho hoạt động của HTX DVNN.

Về số lãi được chia, thu nhập của xã viên. Phản ánh HTX DVNN có

mức tiền công chi trả cho Giám đốc hay Phó Giám đốc, kế toán, kiểm soát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 26)