7. Bố cục của đề tài
3.3. xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch
lịch xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình.
* kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân xã Chiềng Châu:Có chính sách phát triển tài nguyên một cách bền vững có hiệu quả:
Khuyến khích người dân, cũng như các tổ chức tổ chức trong việc gìn giữ bằng hình thức động viên khen thưởng, tuyên dương kịp thời các cá nhân, tập thể các tổ chức đạt thành tích cao trong công cuộc bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình.
Tạo điều kiện cho vay vốn, ưu đãi, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng tại địa phương trong việc phát triển, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.
Có chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước để nâng cấp cơ sở vật chất và kinh tế tại diểm du lịch, nâng cấp một số tuyến đường đến diểm du lịch Chiềng Châu, tìm đối tác tạo ra nguồn vốn phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa góp phần đưa Chiềng Châu nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của cửa ngõ vùng Tây Bắc. Các cấp các ngành nên có sự quan tâm đầu tư hơn cho việc bảo tồn cũng như thế mạnh sẵn có.
Huy động vốn phát triển cơ sơ hạ tầng,cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển.
Có kế hoạch dài hạn ,cũng như ngắn hạn việc đầu tư phát triển tài nguyên du lịch.
* Tuyên truyền với người dân ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên.
Mở các khóa huấn luận cũng như giáo dục cho người dân về ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch.Cũng như tinh thần yêu nước. Giáo dục thế hệ trẻ cũng như đào tạo nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho xã trong việc bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình.
* Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm.
Nêu cao ý thức người dân điạ phương trong việc giữ gìn môi trường tài nguyên du lịch.
Có nhiều hình thức giáo dục du khác trong việc giữ gìn môi trường trong lành tranh tình trạng ô nhiễm môi trường.
* Có định hướng phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao.
* Tiểu kết chương 3
Chiềng Châu là nơi có đầy đủ tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan khám phá, v.v.. Thiên nhiên đã ban tặng cho Chiềng Châu nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung một khu du lịch lý tưởng. Chiềng Châu đã hội tụ đầy đủ cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Để thu hút khách du lịch đến với Chiềng Châu nhiều hơn, đòi hỏi các cấp chính quyền, các ban ngành, những nhà đàu tư du lịch phải đưa ra những phương hướng rõ ràng cho hoạt động khai thác du lịch. Bên cạnh đó cần tận dụng khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế sẵn có về lĩnh vực du lịch, để từ đó xây dựng du lịch Chiềng Châu trở thành điểm đến của mọi du khách trong nước và quốc tế.
Định hướng phát triển du lịch xã Chiềng Châu - Mai Châu - Hòa Bình đã chỉ ra được giá trị của tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu cũng như vai trò của tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu. Nêu ra các đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu (Mai Châu – Hòa Bình). Nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại Chiềng Châu theo hướng phát triển du lịch bền vững.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đề tài này vẫn không tránh khỏi sai xót. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng đề tài này có thể đánh giá được tương đối chính xác tiềm năng du lịch sẵn có, và thực trạng hoạt động khai
thác du lịch ở Chiềng Châu để từ đó đưa ra được những định hướng phát triển đầu tư du lịch một cách hợp lý, có hiệu quả tại địa phương.
KẾT LUẬN
Với những thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn như trên Chiềng Châu - Mai Châu – Hòa Bình hoàn toàn có cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,..Hiện nay tài nguyên du lịch tại địa phương đang được khai thác khá hiệu quả đem lại thu nhập cho chính những người làm du lịch và nguồn thuế cho chính quyền địa phương. Song bên cạnh đó hoạt động du lịch của địa phương vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm như các loại hình du lịch tại đây còn thiếu đa dạng, tập chung chủ yếu vào du lịch cộng đồng (homestay). Hướng khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu cân đối, chủ yếu tập chung khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên được khai thác vào mục đích du lịch rất khiêm tốn. Du khách biết đến Chiềng Châu chủ yếu có những nếp nhà sàn, khung cửi, rượu cần, những điệu múa Thái,...và những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào Thái chứ chưa quan tâm nhiều đến các hang động, rừng núi,.. ở đây. Điều đó gây lãng phí tài nguyên, mất cân đối trong cơ cấu đầu tư phát triển du lịch của địa phương,...Với góc nhìn của những người làm du lịch tương lai, chúng tôi nhận thấy tài nguyên du lịch tự nhiên của địa phương nếu được quan tâm, đầu tư đúng cách có thể phát triển một số loại hình du lịch như du lịch thể thao (leo núi), du lịch tham quan ( các hang động, khu rừng thiêng),...Bên cạnh đó việc xây dựng được những sản phẩm du lịch đặc trưng cũng là một thử thách với Chiềng Châu - Mai Châu – Hòa Bình. Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trong nhóm giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp với nghỉ tại nhà dân. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, chú trọng khám phá hang
động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Đây sẽ là phương hướng phát triển du lịch trong tương lai của cả nước cũng như địa phương.
Vai trò của tài nguyên du lịch như là một mắt xích với cơ cấu phát triển du lịch bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của thế giới vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn về tài nguyên du lịch. Đầu tư phát triển tài nguyên du lịch đem lại nguồn ngoại tệ lớn, giải quyết vấn đề việc làm cho cư dân địa phương đồng thời phát triển du lịch và bảo tồn môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng để đạt được những nhu cầu – đòi hỏi hoạt động du lịch cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch được thiết kế tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép đảm bảo môi trường không tổn hại đến tài nguyên tự nhiên.
Xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, tài nguyên rừng cũng như một số hang động, sự đặc trưng của nhà sàn, nghề truyền thống: dệt và một số nghề khác vùng Tây Bắc nói chung và xã Chiềng Châu nói riêng đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, môi trường sinh thái trong lành, đa dạng bản sắc dân tộc đã tạo thuận lợi cho xã Chiềng Châu phát triển du lịch. Vì vậy qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình chúng tôi nhận thấy: để bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch cũng như khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tại Chiềng Châu hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi chính quyền địa phương, các cấp, các ban nghành phải đưa ra những mục tiêu và định hướng rõ dàng cho hoạt động phát triển du lịch, Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hộ có khả năng để đầu tư vào phát triển du lịch như một phần quan điểm đầu tư vào các chương trình xóa đói giảm nghèo. Xây dựng chính sách đầu tư, hỗ trợ để khôi phục, bảo tồn và phát
triển các bản sắc văn hóa-xã hội truyền thóng riêng của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQGHN, H.2001.
2. Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB HCM, H.2002.
3. Trang tin điện tử của Uỷ Ban Dân Tộc - tỉnh Hoà Bình http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7795