7. Bố cục của đề tài
3.2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu
Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó.
Hòa Bình nói chung và xã Chiềng Châu nói riêng, có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hết sức phong phú và độc đáo. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh ta khai thác, phát triển đa dạng các loại hình du lịch và tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương.
Là một tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhìn chung các chỉ số về khí hậu của xã Chiềng Châu nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung tương đối thuận lợi, ngoại trừ các tháng mưa bão, hoạt động du lịch ở xã Chiềng Châu (Mai Châu) có thể diễn ra quanh năm. Do ảnh hưởng của sự phát triển kiến tạo địa chất và khí hậu đã dẫn đến tính đa dạng và phức tạp của địa hình tỉnh Hòa Bình. Nhưng chính sự đa dạng, phức tạp đó đã tạo nên nhiều cảnh quan, thắng cảnh đẹp ở địa phương.
Về hệ động - thực vật, xã Chiềng Châu tuy không giàu có nhưng là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong việc phát triển một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch thể thao leo núi,…
Về tài nguyên du lịch nhân văn, Chiềng Châu là xã có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, Chiềng Châu có cả một kho tàng văn hóa vô giá, cả về văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể như: tài nguyên văn hóa vật thể như hang Mỏ Luông, hang Láng, hang Nhật,…. Tài nguyên văn hóa phi vật thể như: lễ hội Xên Mường – Xên bản, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, văn hóa nhà sàn, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật của dân tộc Thái, Mường, H’mông. Đây được xem là lợi thế quan trọng của du lịch Chiềng Châu so với các địa phương khác trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Di tích - Lịch sử và Danh thắng tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 231 di tích được đưa vào danh mục. Trong số đó, có 33 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 50 di tích xếp hạng cấp tỉnh.