Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN DU LỊCH XÃ CHIỀNG CHÂUMAI CHÂU – HÒA BÌNH (Trang 32)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.1. Các di tích có giá trị

* Khu trưng bày văn hóa Thái – Mai Châu

Khu trưng bày văn hóa Thái - Mai Châu nằm tại xóm Mỏ xã Chiềng Châu – huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình. Tại đây sưu tầm được hơn 1000 hiện vật văn hóa của dân tộc Thái, đã được sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình thẩm định. Những hiện vật đó đã thể hiện mọi mặt đời sống của người Thái - Mai Châu như: săn bắn, hái lượm,dụng cụ chế biến lương thực, trang sức, trang phục,sách Thái cổ, đời sống tâm linh, đồ dùng vật dụng trong gia đình.

Đến với khu trưng bày văn hóa Thái Mai Châu du khách sẽ thực sự cảm nhận được quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Thái Mai Châu và chiêm ngưỡng những hiện vật, cổ vật, những đồng tiền xu, tiền giấy xuất hiên từ ngàn năm.

2.2.2. Các lễ hội

Trong những năm gần đây, được sự đồng ý phê duyệt của các cấp chính quyền, xã Chiềng Châu đã chính thức đưa các lễ hội đặc trưng của dân tộc

Thái, H’mông, Mường vào hoạt động du lịch và đã thu hút được nhiều du khách tới tham quan tìm hiểu, mang lại nguồn thu nhập khá lớn nhờ phát triển loại hình du lịch này:

Lễ hội “chá chiêng” của người thái Mai Châu

Lễ hội Chá Chiêng của đồng bào người Thái ở Mai Châu thường được tổ chức vào mùa xuân khi cây mạ đã xanh và hoa ban đã nở đẹp núi rừng. Cỗ bàn của lễ hội này gồm hàng vài ba chục mâm do chủ tế là thầy mo cùng các con nuôi là Lục mày đóng góp, bàn soạn.

Cả hoa lá, núi rừng, cả đời sống sinh hoạt của người Thái, thiên nhiên bên trong và bên ngoài của người Thái cùng hòa hợp, tạo nên không khí vui tươi của lễ hội, làm cho con người gắn bó với nhau hơn bằng tình cảm, con người càng yêu thêm thiên nhiên, làng bản và những sản vật do mình làm ra.

Trong lễ Mùn Luông diễn xướng phần Kếp boóc (nhặt hoa). Ông thầy mo tay cầm quạt, đi quanh cây chá, cầm từng cành hoa của từng đứa con nuôi hát đoán về số phận tương lai của họ, nhắc nhở về cách cư xử, khuyên răn đạo đức, ca ngợi cuộc sống yêu thương, tình nghĩa. Có thể coi đây là những bài học, những buổi lên lớp thấm thía đối với tất cả mọi người ở thời kỳ không có trường học chính quy.

Với lễ hội Chá Chiêng, điều đầu tiên là tình cảm, ân nghĩa, tình cảm uống nước nhớ nguồn được bồi đắp. Nhân dân lao động được tự do bày tỏ khả năng sáng tạo trong sản xuất và hoạt động nghệ thuật; trai gái được bày tỏ tự do yêu đương, cả bản cùng hưởng thụ thành quả lao động, thành quả văn hóa, được đắm say trong những bài mo suốt ngày đêm kể về trời đất, kể về sinh hoạt cộng đồng và các sự tích...

Hẳn nhiên, lễ hội Chá Chiêng cũng có yếu tố mê tín, bắt buộc cống nộp đôi khi nặng nề. Bằng mắt nhìn cực đoan, thổi phồng cái tiêu cực hoặc không thấy được ý nghĩa văn hóa sâu sắc trong lễ hội này cũng như nhiều lễ hội

truyền thống khác mà các lễ hội dần mai một vì thời gian, cả vì những mệnh lệnh hành chính. Phần lễ bị tước bỏ, cấm đoán nhiều lại chính là phần mang đậm bản sắc truyền thống và các tác phẩm văn học dân gian có giá trị.

Lễ hội Chá Chiêng của đồng bào Thái Mai Châu mang ý nghĩa cộng đồng đã tạo được không khí náo nức và phấn chấn cho mọi người trong bản, trong mường. Ngày nay, với sự tiến bộ về y học nên việc chữa trị bệnh của ông Mùn không còn tồn tại nữa mà nó chỉ còn là di sản văn hoá tâm linh, còn những nhịp điệu của lễ hội Chá Chiêng cũng đã dần trở thành nét đặc trưng trong vũ điệu dân gian của đồng bào Thái nói chung và của đồng bào Thái Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) nói riêng.

Chiềng Châu (Mai châu) là điểm du lịch nổi tiếng không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên mà còn vì sự lấp lánh của các tầng lớp văn hóa trong đó có những lễ hội mà ở đó thể hiện đời sống văn hoá đặc trưng của từng dân tộc. Tổ chức các lễ hội không những góp phần lưu giữ, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của từng dân tộc, mà đã thu hút được nhiều du khách tới tham quan tìm hiểu. Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của các lễ hội trong hoạt động phát triển du lịch.

Lễ hội xên bản, xên mường của dân tộc Thái

Chiềng Châu đặc sắc với nhũng lễ hội truyền thống đã đi sâu vào lòng khách du lịch, đến với Chiềng Châu du khách không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn bị lôi cuốn bởi nét độc đáo trong các lễ hội truyền thống ví như lễ hội xên bản xên mường.

Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái ở Mai Châu tỉnh Hòa Bình được tổ chức ở bản mường, mỗi năm một lần vào tháng 8 âm lịch. Lễ cúng mường là lễ cúng có quy mô lớn do tạo phìa cai quản cả một vùng gồm nhiều thôn bản tổ chức. Mục đích của lễ xên bản, xên mường là tạ ơn thổ địa, tổ tiên, cầu mùa, cầu sự bình yên cho dân. Lễ xên mường được tổ chức tại miếu

(Thiêng Sừn) của mường. Trước khi vào lễ, toàn mường làm cuộc tổng vệ sinh làng bản, sửa sang miếu cho đẹp hơn, sáng sủa hơn. Cả bờ ruộng, bờ mương cũng được be đắp mới. Nhà nào cũng sắp cỗ cúng ma miếu, sau đó về nhà làm lễ hạn cúng thổ công.

Buổi sáng hôm mở hội, đám rước đem mâm cỗ từ nhà tạo mường ra miếu. Đi đầu là tạo mường và các chức sắc khác. Tiếp theo là thanh niên nam nữ khiêng giàn chiêng trống (4 chiêng đồng, 1 trống cái) cùng kèn, sáo. Các già mường bản quấn khăn đỏ, mặc áo tơ vàng, quần màu chàm, thắt dải lưng xanh, vác theo cung theo hai con trâu mộng làm vật hiến sinh. Bộ sừng trâu bọc giấy màu, giữa trán và hai bên mông dán hình hoa cắt bằng giấy trắng. Hai con trâu này, một con để cúng thần hoàng (phi sữa) và một con để cúng thần tổ ở đình gốc. Sau cùng là đoàn quân bảo vệ mường bản mặc quần vàng, áo đỏ viền xanh, đội mũ chóp đỏ, chân đi hài quấn xà cạp tận đầu gối, vai vác súng hoả mai bọc bạc và gươm giáo.

Đám rước dừng lại trước án thư đình một vị đẳm goá (vị mo luông có uy tín) mặc áo thụng xanh, đầu đội mũ đuôi én màu đỏ tiến lên trước án thư. Ông đẳm rung một hồi chuông, hai con trâu mộng lập tức được dắt ra làm thịt. Buổi đầu của ngày hội chủ yếu là làm lễ và múa hát, đánh trống chiêng. Buổi thứ hai có tổ chức thi bắn súng hoả mai và cung nỏ. Hình thức bắn súng là người ta tung quả bưởi lên mái nhà, quả bưởi lăn xuống theo mí dốc, các tay súng thiện xạ lần lượt ngắm đón bắn. Người thắng là người bắn cả ba lần đều trúng, sẽ đoạt được giải của “cần han” (người tài giỏi), được thưởng một mâm cỗ đầy xôi thịt gọi là “pàn han”. Tạo mường đứng ra trao thưởng cho người “cần han” một thanh kiếm chuôi ngà voi khảm bạc, tuyên bố phong chức “tuần mường” (người đứng đầu an ninh phòng vệ) cùng một số ruộng đất.

Trong ngày hội còn có nhiều trò chơi và cuộc thi khác như thi chọi gà, thi chim hoạ mi. Buổi tối thường diễn ra cuộc thi hát “khắt tua” (hát đối đáp), thổi

kèn bè, pí khúi... Phần thưởng cho các cuộc thi này là vuông vải thổ cẩm đôi vòng tay bằng bạc, hai chai rượu cất, hai đĩa trầu cau. Hội xên mường diễn ra từ hai đến ba ngày. Lễ xên bản chỉ tổ chức trong một ngày, chủ yếu là làm lễ.

Lễ hội xên bản, xên mường hay lễ hội cầu an

Lễ hội xên bản, xên mường hay lễ hội cầu an là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc, cúng người lập nên bản làng. Mang ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường - cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống, cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc.

Với nhiều hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Xên bản là một vốn quý trong trong đời sống văn hóa, xã hội không chỉ với cộng đồng người Thái trắng mà còn làm phong phú thêm đời sống văn hóa các dân tộc vùng cao. Lễ hội này cũng như nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc anh em khác ở vùng cao đã và sẽ là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

HỘI CẦU MƯA

Lễ hội Cầu mưa hay lễ hội Xến Xó Phốn là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được tổ chức từ ngày 01/04 đến ngày 28/04 Âm lịch, vào những đêm trăng có quầng đỏ quầng vàng – điểm báo trời đại hạn kéo dài. Lễ hội được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần Lễ cúng thần linh cai quản mưa nắng, mang yếu tố tâm linh để dạy bảo con người. Lễ hội đông nhất là nam nữ thanh niên. Còn lớp người trung niên và già cả thì ở nhà để sẵn sàng đón tiếp đoàn hát cầu mưa. Đoàn hát thường đông tới năm sáu chục người. Ai cũng tự sắm sửa đủ mũ, nón đội đầu và áo mưa (áo tơi lá cọ). Mọi người tự giác xếp hàng hai ở một bãi rộng trong làng.Phần hội dẫn đầu đoàn hát có một người lĩnh xướng, người thứ hai cầm một cái sàng gạo. Bà Mè mải cũng thường là người cao tuổi đóng vai trò chính, dẫn đoàn người đi đến các nhà xin lễ vật. Họ chọn nhà nào có bà già cao tuổi nhất bản đến đầu tiên. Khi tới sân nhà cụ bà, đoàn người dừng lại, đội

ngũ chỉnh tề. Người lĩnh xướng gọi vọng lên trên nhà mời cụ bà ra cầu thang làm lễ cầu mưa. Dứt lời mời, cả đoàn người hưởng ứng bằng lời hát cầu mưa:

- Đến nhà thứ nhất, mè mải nói

Ở nhà đấy bà thím ơi

Chúng tôi đến xin cơm đấy nhé Rau chua xiểm cũng xin

Canh khoai nhạt cũng xin

Hát hết bài, người lĩnh xướng nhắc mọi người hát lại từ đầu. Lúc này, từ trên cầu thang, cụ bà xuất hiện với bộ trang phục, gồm áo dài mặc ngoài mầu hồng nhạt hoặc đỏ thẫm, cổ áo và gấu áo viền hoa văn rực rỡ. Mặc bên trong là váy cạp rồng, thân váy đen chàm viền vải mầu hoặc chắp hẳn một mảnh thêu đẹp hình muông thú. áo ngắn (sứa cóm) mầu xanh lá mạ hoặc tơ vàng. Đầu đội khăn nhiễu đen; cổ đeo một cái vòng bạc to bằng ngón tay trỏ, hai cổ tay nhăn nheo của cụ bà đeo năm sáu vòng bạc.

Bà dùng cả hai tay vào chậu nước đặt trước mặt do con cháu bố trí sẵn và luôn tiếp thêm nước từ trong máng đựng nước ra chậu. Cụ bà lần lượt té nước vào đám người đứng theo hàng lố nhố dưới sân. Khi té đến chậu nước thứ ba, thứ tư xem chừng ai cũng đều ướt mũ, nón, đoàn hát nhường cho người cầm sàng gạo tiến lên để hứng lấy cả chậu nước cuối cùng của cụ bà dội từ cầu thang xuống. Vừa dội nước vào mặt sàng, cụ bà vừa cười, nói hóm hỉnh...

- Chà... chà... hạt mưa to như quả "muội". Mọi sông, suối đều đỏ phù sa!

- Chà... chà... úi cha! Mưa to này, mưa dày hột này! Chà... chà...!.

Mọi người lập tức hát vang bài hát cầu mưa để tỏ lòng cảm ơn cụ bà, mở đầu bằng câu: "ờn... Ơn... dơ! (Ơn... ơn... lắm)!.

Hát trọn bài, đoàn hát kéo nhau rồng rắn quanh sân cụ bà một vòng rồi đi hát tiếp các nhà khác. Những nhà tiếp theo chủ nhà không nhất thiết làm lễ

"ban nước" mà chỉ cần biếu đoàn hát gói xôi và gói muối con. Việc cảm ơn người biếu quà cũng theo hình thức như ở sân nhà cụ bà.

Sau khi đi khắp lượt các nhà trong bản, đoàn trở lại nơi xuất phát để châm đuốc. Mỗi người thắp một bó đuốc trên tay, họ diễu hành hàng một vòng quanh bản, sau đó kéo nhau ra suối nước. Tất cả số đuốc được chụm lại hai, ba đống bên bờ suối. Lửa đuốc sáng rực cả một góc trời. Họ liền chia ra từng tốp nam, nữ đứng mặt đối mặt với nhau, để thi tát nước "vàng" nước "bạc" vào người, vào mặt nhau. Khi ai nấy đều ướt sũng, mới chịu tan đêm hội về nhà mình.

Người Thái còn có lễ xên hường (cúng nhà) do các gia đình tự tổ chức. Lễ hội không chỉ là dịp để người dân tưởng nhớ lại công lao dựng đất của ông cha, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống quí báu của dân tộc mà còn là cơ hội để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về một vùng đất Mai Châu kì thú đầy tiềm năng du lịch.

Mai Châu là địa phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú vơi những nét đăc trưng của dân tộc thái như lễ hội cầu mưa, ngày nay lễ hội cầu mưa vẫn tiếp tục được bảo tồn và phát huy hấp dẫn đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Lễ hội Gầu tào.

Hội Gầu tào (chơi núi), diễn ra vào dịp Tết Mông theo lịch riêng của người Mông. Lễ hội có hai phần riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ. Phần lễ với mục đích cầu phúc, hoặc cầu mệnh. Phần hội, với mục đích vui chơi cộng đồng, thể hiện lòng thành của gia chủ.

Một gia đình nào đó có đủ điều kiện về kinh tế nhưng không có con, có ít hoặc sinh con một bề, nhân dịp Tết, ông chủ đứng ra tổ chức lễ hội Gầu tào. Một gia đình khác kinh tế tuy khá giả nhưng cứ chững lại hoặc lụi dần, con cháu ốm yếu, vật nuôi thui chột, cũng nhân dịp Tết, chủ nhà tổ chức lễ Gầu tào.

Như vậy, lễ hội Gầu tào không chỉ ở một gia chủ mà có thể nhiều gia chủ, cũng không chỉ ở một bản mà nhiều bản, thậm chí, lễ thì ở một gia đình, còn hội thì liên bản, liên xã, nhưng không ngoài khu vực mà gia đình đã lựa chọn mỗi dịp Tết Nu tra (Tết Mông) hằng năm. Nhưng dù cầu phúc hay cầu mệnh, gia chủ cũng đều phải dựa vào ông thầy cúng; thầy cúng (mo) là nhân vật thay thế người trần (chủ nhà) giao tiếp với tổ tiên hoặc thổ công. Thông thường, chủ nhà tổ chức lễ hội liền trong ba năm, mỗi năm tổ chức từ ba đến năm ngày. Nếu muốn làm gộp lại một năm thì phải kéo dài ngày hội ra mười, mười hai ngày. Phần lễ, chủ nhà cúng tại bàn thờ tổ tiên (xỉ căn pù giở) vào chiều ngày 30 Tết và kết thúc vào ngày mồng 3 hoặc 4 Tết. Mâm cúng đơn giản: có ván gà, cơm, rượu, hương la, có giấy bản (tớ chu), có bánh dày (pá tó), bánh chưng (pá khứ). Phần hội, từ các ngày mồng ba, bốn hoặc mồng năm. Ngày mở đầu phải là ngày con trâu, rồng hoặc chó, kiêng ngày hổ. Để tổ chức hội chu đáo, từ ngày 25, 26 Tết (Tết Mông, tức 25-26 tháng 11 âm lịch), chủ nhà chọn các chàng trai khỏe mạnh, chặt cây tre to cao làm cây nêu.

Cây nêu được trồng tại quả đồi thoai thoải hay bãi bằng mà chủ nhà chọn làm trung tâm lễ hội, thân cây treo một bầu rượu, một miếng vải đỏ để kính báo với thần linh: cây nêu báo hiệu cho cả bản, cả xã biết vị chủ gia đình nọ sẽ tổ chức lễ hội và mời cả làng bản cùng đến tham gia vui hội. Ngoài chủ nhà và thầy cúng còn có một số người trong bộ phận giúp việc, đứng đầu là vị cáng xử (trưởng ban), tiếp đến là các chí táo (ủy viên). Mỗi chí táo lo liệu một công việc vui chơi. Cây nêu dựng xong, chủ nhà làm lễ cúng ngay dưới chân cây mời pù giở, lồng chứ và các vị thần linh về dự hội, phù trợ cho gia chủ được phúc hoặc thoát mệnh.

Từ mồng ba đến mồng năm (tháng 12 âm lịch) chọn ngày tốt, giờ tốt, chủ nhà tiến hành khai hội. Dưới chân cây nêu, gia chủ chỉ nói vài lời

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN DU LỊCH XÃ CHIỀNG CHÂUMAI CHÂU – HÒA BÌNH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w