Việt Nam
Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 12/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 145.000 tỷ đồng, chiếm 3,25% tổng dƣ nợ, giảm so với mức 4,17% tháng 6/2014 và mức 3,61% tháng 12/2013. Đến cuối tháng 12/2014, tổng số dƣ các khoản nợ đƣợc giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN là 309.000 tỷ đồng [15].
67
Nếu đánh giá thận trọng về số liệu nợ xấu bao gồm cả những khoản nợ đã thực hiện cơ cấu lại nợ nhƣng có khả năng sẽ chuyển thành nợ xấu trong 2015, tổng nợ xấu của hệ thống trong năm 2015 sẽ lên 332.000 tỷ đồng (bao gồm 145.000 tỷ đồng đã đƣợc phân loại nợ xấu cộng với 187.000 tỷ đồng nợ xấu đƣợc cơ cấu lại) [15]. Trƣớc tình hình nợ xấu nhƣ trên, việc xử lý nợ xấu thông qua mua, bán nợ là giải pháp quan trọng, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng sẽ đƣợc bán cho các ngân hàng, VAMC, DATC, hoặc các chủ thể khác có nhu cầu.
Đƣợc xem là một biện pháp xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chƣa chủ động trong mua bán nợ, mà chủ yếu chỉ tiến hành bán nợ khi có áp lực từ phía các chủ thể là VAMC (khi mức nợ xấu ở ngƣỡng trên 3%) hay bán cho DATC (nợ của các DNNN). Với tâm lý không muốn công khai nợ xấu, thực hiện tự xử lý nợ bằng nhiều biện pháp, các khoản nợ xấu bị treo hoặc chỉ đƣợc tiến hành bán cho VAMC nhƣ là phƣơng án cuối cùng. Do vậy, các chủ thể có nhu cầu mua nợ rất khó tiếp cận những thông tin về các khoản nợ. Hơn nữa, trên thực tế, các ngân hàng mua bán nợ lẫn nhau với mục đích nắm giữ quyền đối với các con nợ, hay nói cách khác, hoán đổi giá trị khoản nợ thành cổ phần tại các tổ chức là con nợ, mà chủ thể mua nợ thƣờng ít nhằm mục đích đòi nợ. Đối với trƣờng hợp bán nợ cho VAMC, hợp đồng mua bán nợ đƣợc giao kết dựa trên hợp đồng mẫu, mang tính thủ tục, hành chính, và các ngân hàng vẫn phải là chủ thể đòi nợ. Sau đây là một số phân tích về chủ thể tiến hành mua, bán nợ; đối tƣợng của hợp đồng mua bán nợ để thấy đƣợc thực tiễn thực hiện hợp đồng này.