Nội dung hợp đồng mua bán nợ

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 52 - 65)

2.1.3.1. Quy định về hợp đồng mua bán nợ

Xem xét các quy định hiện hành về hợp đồng mua bán nợ có thể thấy, ngay tại BLDS năm 2005 hiện cũng không có các quy định trực tiếp về hợp đồng này. Các quy định liên quan đến hợp đồng mua bán nợ đƣợc cho là đã có những quy định tản mạn tại Chƣơng XVII, Chƣơng XVIII, trong đó có các quy định về hợp đồng dân sự nói chung, và quy định về hợp đồng mua bán tài sản. Và tại chƣơng về hợp đồng mua bán tài sản, Điều 449 quy định về mua bán quyền tài sản, trong đó có quy định về việc mua bán quyền tài sản là quyền đòi nợ. Tuy nhiên, quy định tại Điều 449 chỉ áp dụng với các tài sản có đăng ký.

Hợp đồng mua bán nợ đƣợc thực hiện dựa trên căn bản các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu quy định tại Mục 4 Chƣơng XVII Phần thứ ba về Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, xét riêng tại Điều 428 quy định về hợp đồng mua bán tài sản đã không xác định đƣợc bản chất hợp đồng mua bán nợ. Cụ thể Điều 428 định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Và theo quy định tại Điều 429 BLDS 2005 thì xác định đối tƣợng của hợp đồng mua bán tài sản bao gồm quyền tài sản.

Quyền đòi nợ là một dạng quyền tài sản, việc mua, bán quyền đòi nợ là sự thỏa thuận nhằm chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ từ bên chủ nợ sang bên mua nợ. Và dù là đối với các tài sản hữu hình khác, thì thông qua hợp đồng mua bán nợ, quyền sở hữu tài sản phải đƣợc chuyển cho bên mua. Quyền đòi nợ là tài sản vô hình, do vậy không thể có sự chuyển giao cơ học nhƣ tài sàn hữu hình khác. Quy định tại Điều 428 chỉ là sự chuyển giao tài sản, mà không phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản.

Khoản 1 Điều 449 quy định về mua bán quyền tài sản: “Trong trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua trả tiền cho bên bán”. Quy định này mang tính

46

thủ tục và áp dụng đối với những tài sản có đăng ký, chứ không phải là quy định khái quát bản chất về đối tƣợng trong hợp đồng mua bán nợ. Và đối với trƣờng hợp mua, bán quyền đòi nợ thì thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua đƣợc hiểu nhƣ thế nào? mà tại điều luật này sử dụng từ nối “và” tức đồng thời chuyển giao giấy tờ thêm đó là làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Xét thấy, hợp đồng mua bán nợ là sự thỏa thuận của các bên nhằm chuyển nhƣợng quyền đòi nợ, bên bán nợ chuyển giao các hồ sơ giấy tờ liên quan đến khoản nợ, đồng thời chuyển quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ. Nếu hợp đồng mua bán nợ phải đăng ký, thì quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu có hơi hƣớng nặng về sự xác nhận của cơ quan nhà nƣớc.

Việc thiếu các quy định điều chỉnh trực tiếp về hợp đồng mua bán nợ đƣợc lý giải do sự phát triển của thị trƣờng nợ ở Việt Nam. Do vậy mà đến năm 2006 khi Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN về Quy chế mua, bán nợ của các TCTD thì khái niệm hợp đồng mua bán nợ mới đƣợc nhắc tới: “Hợp đồng mua bán nợ là văn bản thỏa thuận giữa bên mua nợ, bên bán nợ và các bên có liên quan (nếu có) về việc mua bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác liên quan”. Xét thấy, hợp đồng mua bán nợ là sự thỏa thuận giữa hai bên, bên bán nợ và bên mua nợ về việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ. Thỏa thuận về chuyển quyền chủ nợ không cần sự thỏa thuận với bên thứ ba khác, đối với con nợ thì chỉ cần bên bán nợ thông báo cho con nợ biết mà thôi. Do vậy, cần có sự sửa đổi định nghĩa này để đảm bảo đƣợc bản chất của hợp đồng mua bán nợ.

Theo quy định tại Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thay thế Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN đã không đề cập tới khái niệm Hợp đồng mua bán nợ. Mà có sự chỉnh sửa định nghĩa về mua, bán nợ. Cụ thể: “Mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ”.

Việc bỏ đi khái niệm về hợp đồng mua bán nợ gây khó hiểu, trong khi có quy định về nội dung của hợp đồng này nhƣng không định nghĩa nó là gì.

47

Có thể thấy các quy định tại Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN đƣợc NHNN ban hành nhằm điều chỉnh về hoạt động mua, bán, chuyển nhƣợng các khoản nợ tồn tại trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, và phạm vi chủ thể tiến hành mua, bán nợ chủ yếu là các TCTD. Các giao dịch mua bán nợ là giao dịch ba bên và do đó, tƣơng đối phức tạp. Vì vậy cần thiết phải có những quy định về hợp đồng mua bán nợ là gì nhằm giúp các bên dễ dàng hơn trong quá trình tham gia giao dịch này.

2.1.3.2. Xác định bản chất hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại

Với những quy định hiện nay tại BLDS, Luật Thƣơng mại và quy định về hoạt động mua, bán nợ tại các TCTD, sẽ có những khó khăn trong việc xác định hợp đồng mua bán nợ của các NHTM là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thƣơng mại. Đối với các quốc gia khác trên thế giới, ví dụ nhƣ tại Pháp, hợp đồng mua bán nợ của các NHTM sẽ đƣợc điều chỉnh bởi Luật Thƣơng mại. Điều này xuất phát từ nhiều lý do:

Một là, cấu trúc ngành luật điều chỉnh của Pháp khác với Việt Nam. Thƣơng

nhân và hành vi thƣơng mại đƣợc điều chỉnh theo luật Thƣơng mại, còn Việt Nam thì luật thƣơng mại điều chỉnh hoạt động thƣơng mại, và Việt Nam có luật riêng cho các doanh nghiệp.

Hai là, các giao dịch mua bán nợ tại quốc gia này đƣợc thực hiện bởi

những công ty chuyên hoạt động kinh doanh về mua, bán nợ, chuyên mua nợ từ các TCTD. Các ngân hàng thực hiện mua, bán nợ với các chủ thể này thƣờng xuyên nhằm thu hồi vốn trƣớc hạn, chủ yếu với những khoản nợ không lớn. Còn tại Việt Nam, theo quy định tại Luật các TCTD, hoạt động ngân hàng bao gồm: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Hoạt động mua, bán nợ không đƣợc quy định là một trong số hoạt động kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số nghiệp vụ trên. Hơn nữa, hoạt động mua, bán nợ chỉ đƣợc thực hiện giữa các ngân hàng, công ty AMC trực thuộc ngân hàng với nhau hoặc với DATC, VAMC nhằm giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng trong hệ thống. Các công ty AMC trực thuộc ngân hàng đƣợc tiến hành nghiệp vụ mua, bán nợ với ngân hàng khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế thì các

48

công ty này chủ yếu xử lý nợ của ngân hàng mẹ mà chƣa thực hiện nhiều giao dịch mua bán nợ với ngân hàng khác.

Theo quy định của Luật Thƣơng mại, quyền đòi nợ có phải là hàng hóa đƣợc mua bán hay không?. Luật Thƣơng mại quy định hàng hóa bao gồm: “Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai”. Và theo cách phân loại tài sản tại BLDS thì quyền đòi nợ là một dạng quyền tài sản và nó là động sản, có thể đƣợc mua, bán.

Sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự hay thƣơng mại dẫn tới nhiều hệ quả khác nhau. Ví dụ nhƣ: Các quy định về phạt vi phạm: Khoản 2 Điều 422 BLDS năm 2005 quy định về mức phạt vi phạm: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận” và không giới hạn mức phạt vi phạm tối đa. Quy định về phạt vi phạm trong BLDS năm 2005 gần giống với phạt vi phạm trong pháp luật các nƣớc Châu Âu lục địa, Liên bang Nga. Pháp luật của các nƣớc nói trên coi mức phạt vi phạm là khoản thiệt hại đƣợc các bên nhìn thấy trƣớc hay dự liệu đƣợc trƣớc tại thời điểm ký kết hợp đồng. Trong khi đó Điều 301 Luật thƣơng mại 2005 lại quy định rằng: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Có lẽ Pháp luật Việt Nam là một trong các quốc gia hiếm hoi quy định giới hạn mức phạt tối đa vì điều này chƣa phù hợp thực tiễn, thông lệ quốc tế và thể hiện sự can thiệp chƣa hẳn là cần thiết của Nhà nƣớc vào tự do hợp đồng. Sự khác biệt về mức phạt vi phạm dẫn đến sự khác biệt trong việc quy định mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại. Điểm 2 Khoản 3 Điều 422 BLDS năm 2005 quy định: “…trong trường hợp các bên thỏa thuận phạt vi phạm mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm” [34]. Trong khi đó, theo quy định của Khoản 2 Điều 307 Luật thƣơng mại 2005, trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm mà không có thoả thuận bồi thƣờng thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại.

49

phải điều chỉnh hoạt động này theo luật Thƣơng mại. Bởi các giao dịch mua bán nợ cần đƣợc tiến hành với mục tiêu lợi nhuận thì mới phát triển đƣợc thị trƣờng và thu hút đầu tƣ của các chủ thể khác.

2.1.3.3. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán nợ

Để có thể giải thích đƣợc cho ý chí của các bên hay hỗ trợ cho hoạt động giải quyết tranh chấp hay bảo vệ lợi ích của ngƣời khác, hợp đồng phải đƣợc thể hiện đƣợc những nội dung nhất định.

Theo quy định tại Điều 402 BLDS năm 2005 về nội dung của hợp đồng dân sự thì tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung cụ thể. Và tại Điều 402 đã không ấn định nội dung chủ yếu hay nội dung không thể thiếu của hợp đồng mà chỉ nêu ra gợi ý một số nội dung cần thiết của hợp đồng, để các bên tùy ý thỏa thuận.

Hợp đồng mua bán nợ đƣợc lập thành văn bản do bên mua nợ, bên bán nợ và các bên liên quan (nếu có) thỏa thuận ký kết mỗi lần mua, bán nợ. Theo quy định tại Điều 9 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN, Hợp đồng mua bán nợ bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng mua bán nợ;

b) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan tới khoản nợ đƣợc mua, bán;

c) Giá trị khoản nợ đƣợc mua, bán tại thời điểm giao dịch; d) Giá mua, bán nợ và phƣơng thức thanh toán;

đ) Các hình thức bảo đảm cho khoản nợ đƣợc mua, bán; e) Thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ;

g) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;

h) Phƣơng thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ khoản nợ đƣợc mua, bán; i) Các cam kết khác.

Quy định về nội dung chính của hợp đồng mua bán nợ theo quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN có phần không hợp lý. Đối tƣợng của hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng nhất, cần phải xác định đƣợc đối tƣợng của

50

hợp đồng mua bán nợ là khoản nợ nhƣ thế nào thì mới xác định đƣợc quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng này.

Dƣờng nhƣ điều luật trên chỉ liệt kê những nội dung mang tính hình thức về những điều cần trình bày trong hợp đồng. So sánh với Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thì điều khoản về hợp đồng mua bán nợ đƣợc quy định rõ ràng hơn tại Điều 13. Nhƣ quy định về:

…đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ; e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ đƣợc mua, bán (nếu có); g) Giá bán nợ, phƣơng thức thanh toán, thời hạn thanh toán; h) Thời điểm, phƣơng thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành ngƣời thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ…. [30, Điều 13].

Theo nguyên tắc chung, hợp đồng mua bán nợ sẽ đƣợc trình bày với 3 phần chính gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần cuối. Phần mở đầu nói chung sẽ có các nội dung về: tiêu đề, thời gian, nơi ký kết, các bên, sự thống nhất ý chí của các bên. Trong đó, tiêu đề của hợp đồng sẽ trình bày về chủng loại hợp đồng, số của hợp đồng. Các bên trong hợp đồng sẽ đƣợc trình bày các nội dung về tên đầy đủ, tên giao dịch, trụ sở, ngƣời đại diện ký kết, xác nhận ủy quyền hợp lệ và căn cứ ủy quyền, mã số thuế, tài khoản ngân hàng. Sự thống nhất ý chí sẽ nói rõ các bên đã nhất trí hay thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Phần cuối của bản hợp đồng sẽ trình bày về: Hiệu lực, số bản, chữ ký của các bên, phụ lục (nếu có). Theo đó, những nội dung của hợp đồng mua bán nợ sẽ đƣợc trình bày ở phần thứ hai, bao gồm các nội dung chính sau:

Đối tượng hợp đồng mua bán nợ

Đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ đó quyền sở hữu khoản nợ. Quyền sở hữu khoản nợ này đƣợc xác lập trên quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, dựa vào các căn cứ về hợp đồng vay vốn, giấy nhận nợ, các giấy tờ liên quan…các

51

hồ sơ, giấy tờ này đƣợc gửi kèm theo hợp đồng mua bán nợ. Mục này sẽ đƣa ra thông tin chi tiết liên quan đến khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ; nguồn gốc khoản nợ. Và phần này sẽ có thông tin về các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ đƣợc mua, bán (nếu có). Mục này thƣờng sẽ có phụ lục chi tiết đi kèm, liệt kê danh mục cụ thể về đối tƣợng, chủ thể, nội dung của khoản nợ, cũng nhƣ tài sản bảo đảm cho khoản nợ.

Điều khoản về giá trị khoản nợ được mua, bán tại thời điểm giao dịch

Giá trị của khoản nợ đƣợc xác định tại thời điểm khoản nợ đƣợc bán đƣợc tính dựa trên tổng giá trị nợ gốc, nợ lãi (kể cả lãi phạt) và các chi phí khác (nếu có).

Điều khoản về giá mua, bán nợ

Giá mua, bán nợ do các bên tự thỏa thuận với nhau trên cơ sở các thông tin về khoản nợ, tình trạng thực tế của doanh nghiệp khách nợ và các tài sản bảo đảm có liên quan. Ngân hàng khi có nhu cầu bán nợ có thể thực hiện tiến hành phân tích, xem xét và định giá khoản nợ hoặc thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp để đƣa ra đƣợc giá trị khoản nợ. Khi ngân hàng đƣa ra một mức giá sơ bộ về khoản nợ đó, đó sẽ là căn cứ để khi mua, bán nợ theo phƣơng thức thỏa thuận khách hàng mua nợ xem xét có thể mua hay không, hoặc nếu mua, bán thông qua phƣơng thức

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)