Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua nợ của các Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 33)

mại ở Việt Nam

2.1.1. Đối tượng hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại

2.1.1.1. Khái niệm quyền đòi nợ

Hợp đồng mua bán nợ liên quan đến đối tƣợng là quyền đòi nợ, đây là một loại tài sản. Pháp luật thực định không đƣa ra một định nghĩa cụ thể về quyền đòi nợ. Quyền đòi nợ (debt claim, money claim, debt) có tính chất khá đặc biệt vì nó phản ánh việc một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng thời lại là một loại tài sản.

Dƣới góc độ của pháp luật về nghĩa vụ dân sự, quyền đòi nợ (khoản nợ, quyền yêu cầu thanh toán) là một dạng quyền yêu cầu, mang đặc điểm là một quan hệ đối nhân, có nghĩa: Quyền của trái chủ chỉ đƣợc thi hành đối với ngƣời thụ trái chứ không đƣợc thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào, tức là trái chủ chỉ có thể yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ ở đây có thể là chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc nào đó.

Quyền yêu cầu là quan hệ đối nhân, có những đặc điểm:

Về chủ thể, Quyền đối nhân có hai loại chủ thể là trái chủ và ngƣời thụ trái. Họ

là những ngƣời xác định trong từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà trong đó trái chủ là loại chủ thể tích cực có quyền yêu cầu ngƣời thụ trái phải thi hành một nghĩa vụ nào đó; còn ngƣời thụ trái là loại chủ thể tiêu cực phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của trái chủ hoặc của ngƣời khác mà đã đƣợc xác định cụ thể trong quan hệ nghĩa vụ cụ thể. Việc yêu cầu và thực hiện yêu cầu dẫn tới hệ quả khác nhau đối với sản nghiệp của trái chủ và của ngƣời thụ trái. Đối với trái chủ, nghĩa vụ là phần làm tăng tài sản (tích sản). Còn đối với ngƣời thụ trái, nghĩa vụ là phần làm giảm tài sản (tiêu sản).

27

Về đối tượng: Quyền đối nhân có ba loại đối tƣợng là chuyển giao tài sản,

làm hoặc không làm một việc nào đó.

Quyền đòi nợ là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thanh toán một khoản tiền cho bên có quyền tại một thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm thỏa thuận này có thể là một thời điểm nhất định trong tƣơng lai, nhƣng quyền đòi nợ có thể đƣợc thanh toán khi bên có quyền yêu cầu hay khi phát sinh một sự kiện tƣơng lai nhất định mà các bên đã thỏa thuận. Bên có quyền chỉ có thể yêu cầu việc thanh toán này từ phía bên có nghĩa vụ chứ không thể yêu cầu một bên thứ ba làm việc này bởi quyền đòi nợ chỉ thiết lập các mối quan hệ giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ mà thôi. Ðiều này minh họa cho tính chất tƣơng đối của quyền đòi nợ.

Dƣới góc độ của pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản [34, Ðiều 322] và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành [34, Ðiều 163]. Tài sản có thể đƣợc phân loại thành: Tài sản hoặc là hữu hình, hoặc là vô hình, hoặc là bất động sản, hoặc là động sản. Nhƣ vậy tài sản bao gồm: bất động sản hữu hình, bất động sản vô hình, và động sản hữu hình, động sản vô hình. Tài sản hữu hình là vật. Còn tài sản vô hình là quyền. Lƣu ý rằng: vật nói ở đây với nghĩa là những bộ phận khác nhau của thế giới vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con ngƣời và đã đƣợc quan hệ xã hội hóa. Tài sản vô hình hay còn gọi là quyền tài sản bao gồm: quyền đối vật (vật quyền); quyền đối nhân (trái quyền); và quyền sở hữu trí tuệ [14, tr. 30]. Quyền đòi nợ mang bản chất là quyền đối nhân (trái quyền), và mua, bán nợ tức là mua, bán trái quyền. Trái quyền đƣợc hiểu là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc nào đó. Trái quyền chỉ đƣợc thi hành đối với ngƣời thụ trái chứ không đƣợc thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào, có nghĩa là trái chủ chỉ có thể yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Quyền đòi nợ là quyền của chủ nợ yêu cầu con nợ thực hiện thanh toán một khoản tiền.

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, không có quy định nào cụ thể về khái niệm quyền đòi nợ. Trƣớc đây, Thông tƣ số 04/2007/TT-BTP ngày 17/05/2007 của

28

Bộ Tƣ Pháp hƣớng dẫn về thẩm quyền trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ đã định nghĩa quyền đòi nợ theo hƣớng liệt kê bao gồm quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác. Tuy nhiên danh sách này đã bị hủy bỏ bởi Thông tƣ 05/2011/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp ngày 16/02/2011 hƣớng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phƣơng thức trực tiếp, bƣu điện, fax, thƣ điện tử tại trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ pháp (sau đây gọi là Thông tƣ 05/2011/TT-BTP), và hiện nay chƣa có văn bản nào quy định rõ quyền đòi nợ là gì.

Ngay tại BLDS năm 2005 mới chỉ nhắc tới quyền đòi nợ là quyền tài sản một cách gián tiếp theo quy định tại Điều 322: Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:“Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ …”

So sánh với quy định tại Điều 328 BLDS năm 1995 quy định về Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì:“Các quyền tài sản thuộc sở hữu của người bảo đảm đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nếu các quyền này trị giá được bằng tiền, không bị tranh chấp và được phép giao dịch…” [33]. Có thể thấy BLDS năm 1995 quy định chung về tất cả các quyền tài sản đƣợc sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, mà không chỉ rõ bên bảo đảm đƣợc sử dụng quyền tài sản nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Và BLDS năm 1995 cũng không có quy định nào riêng về quyền đòi nợ.

Theo một số phân tích trên, có thể hiểu quyền đòi nợ là: “Quyền đòi nợ là một quyền tài sản có đối tượng là một khoản nợ, theo đó nó mang tới cho người sở hữu quyền này có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính đối với bên có quyền”.

29

2.1.1.2. Đặc điểm quyền đòi nợ

Quyền đòi nợ mang bản chất quyền đối nhân, là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện một công việc, mà cụ thể là thanh toán một khoản tiền. Quyền này có thể trị giá đƣợc bằng tiền. BLDS năm 2005 không có quy định về quyền đòi nợ, có thể xem xét đặc điểm của quyền này tại Điều 181:“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” [34]. Theo đó, quyền đòi nợ phải trị giá đƣợc bằng tiền hay là phải tƣơng đƣơng với một đại lƣợng vật chất nhất định, và quyền đòi nợ đó có thể chuyển giao đƣợc trong giao dịch dân sự.

Thứ nhất, quyền đòi nợ trị giá được bằng tiền

Trong lĩnh vực ngân hàng, quyền đòi nợ thiết lập dựa trên thỏa thuận cấp tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng. Trong mối quan hệ giữa ngân hàng (chủ thể có quyền đòi nợ) với ngƣời có con nợ (chủ thể có nghĩa vụ trả nợ), khi đến hạn thanh toán đã đƣợc xác định trong hợp đồng tín dụng, chủ thể có quyền đòi nợ có quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán số tiền nợ đã ghi trên hợp đồng. Nhƣ vậy, đến ngày thực hiện nghĩa vụ thanh toán, quyền đòi nợ đã đƣợc quy ra một khoản tiền và ngƣời có nghĩa vụ trả nợ có nghĩa vụ trả cho ngƣời sở hữu số tiền đó.

Thứ hai, chủ thể có quyền đòi nợ có thể chuyển nhượng quyền đòi nợ ấy cho chủ thể khác

Điểm đặc trƣng khác của quyền đòi nợ đó là quyền đòi nợ có thể đƣợc chuyển nhƣợng, tức là ngƣời có quyền đòi nợ có thể chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán (quyền đƣợc nhận khoản nợ) cho chủ thể khác. Pháp luật hiện hành xem quyền đòi nợ là một loại tài sản, vì vậy, chủ thể của quyền đòi nợ đƣợc quyền chuyển nhƣợng quyền đòi nợ cho chủ thể khác theo cách thức và thông qua các hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật nhƣ mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế… Việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ có liên hệ chặt chẽ với việc chuyển giao quyền yêu cầu đƣợc quy định tại các Điều từ 309 đến Điều 314 BLDS năm 2005. Theo đó, chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự là

30

việc bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự chuyển giao quyền yêu cầu đó cho ngƣời thế quyền theo thỏa thuận. Pháp luật hạn chế một số trƣờng hợp bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự không đƣợc chuyển giao quyền đó cho ngƣời khác [34, Điều 309].

2.1.1.3. Đối tượng khoản nợ được mua, bán tại các tổ chức tín dụng

Mua, bán quyền đòi nợ trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc hiểu là mua, bán khoản nợ, tại Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN quy định: “Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, TCTD nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng” [18]. Với khái niệm này thì các khoản nợ mà ngân hàng đã cho vay kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh hiện còn dƣ nợ hoặc đang đƣợc theo dõi ngoại bảng đều là đối tƣợng mua, bán.

Theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 thì, cấp tín dụng đƣợc hiểu là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ khác nhau với khách hàng nhƣ: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong đó, cho vay và bảo lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng.

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì khoản nợ đƣợc mua, bán gồm: Các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho vay đối với các TCTD khác) đang hạch toán nội bảng; Các khoản nợ đã đƣợc TCTD xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang đƣợc hạch toán theo dõi ngoại bảng. Khái niệm về khoản nợ tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN sẽ gây khó hiểu. Bởi khoản nợ đƣợc mua bán sẽ đƣợc hiểu là khoản nợ hình thành từ nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh ngân hàng mà thôi. Hay là tất cả những nghiệp vụ trong hoạt động cấp tín dụng, vì về cơ bản, cấp tín dụng là hình thức tài trợ vốn có hoàn lại. Có thể thấy, với khái niệm trên sẽ khiến ngân hàng, hay các chủ thể muốn mua nợ, bán nợ thấy băn khoăn không hiểu khoản nợ của mình có đƣợc là đối tƣợng đƣợc mua bán hay không?.

31

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thì:

Khoản nợ đƣợc mua, bán là khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng đã ký của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, đang đƣợc theo dõi hạch toán nội bảng, ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán của bên bán nợ có đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tƣ này và bên nợ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài [30, Điều 3, Khoản 2].

Khái niệm về khoản nợ đƣợc mua, bán theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN đã khắc phục đƣợc điểm gây khó hiểu theo quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ- NHNN nhƣ đã phân tích ở trên.

Ngoài ra, vấn đề pháp lý còn nhiều điểm bất cập, đó là “Quyền đòi nợ tương lai”. Các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu (Ðiều 309 đến Ðiều 314) không chỉ rõ liệu các quyền đòi nợ tƣơng lai có thể trở thành đối tƣợng của việc chuyển giao hay không. Khó khăn đặt ra đối với việc chuyển giao một quyền yêu cầu tƣơng lai là bên chuyển giao không thể thực hiện việc thông báo về việc chuyển giao cho bên có nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Ðiều 309 BLDS trong khi đây lại là điều kiện để đảm bảo tính đối kháng của giao dịch chuyển giao đối với bên có nghĩa vụ. Tƣơng tự, theo khoản 1, Ðiều 22 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP, có thể thế chấp các quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai, nhƣng quy định hiện hành về loại tài sản này còn bộc lộ khá nhiều hạn chế. Tài sản tƣơng lai (future assets) là các tài sản chƣa tồn tại vào thời điểm xác lập giao dịch có liên quan. Pháp luật Việt Nam sử dụng khái niệm tài sản hình thành trong tƣơng lai là một thuật ngữ khá dài và khó hiểu đối với các luật gia nƣớc ngoài lần đầu tiên tiếp cận với pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, trong lĩnh vực mua bán nợ ngân hàng, khoản nợ đƣợc mua bán là khoản nợ đƣợc hình thành từ hợp đồng cho vay giữa ngân hàng và khách hàng. Khoản nợ đó đã tồn tại tại thời điểm mua bán. Ngoài ra, một trong những nghĩa vụ mà bên bán nợ phải thực hiện đó là thông báo cho bên con nợ biết về việc chuyển giao quyền đòi nợ. Điều này sẽ không thực hiện đƣợc đối với quyền

32

đòi nợ hình thành trong tƣơng lai. Hơn nữa, hoạt động mua, bán nợ này khá nhạy cảm và có rất nhiều rủi ro, vì vậy, không thể thực hiện việc chuyển giao quyền đòi nợ tƣơng lai trong lĩnh vực cho vay của ngân hàng.

2.1.1.4. Điều kiện về các khoản nợ được mua, bán

Với những phân tích tại mục 2.1.1.1 ở trên, quyền đòi nợ hiện không có khái niệm cụ thể. Quyền đòi nợ đƣợc hình thành từ hoạt động cho vay của ngân hàng, và nó là một dạng của quyền yêu cầu, do đó, nó đƣợc phép chuyển giao theo quy định tại Mục 4 Chƣơng XVII Phần thứ ba về Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự quy định về Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự (Điều 309 đến Điều 314). Điều 309 BLDS năm 2005 quy định về Chuyển giao quyền yêu cầu và những trƣờng hợp không đƣợc chuyển giao quyền yêu cầu.

Tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN không nêu ra điều khoản cụ thể về điều kiện đối với khoản nợ đƣợc mua, bán, mà các điều kiện nằm rải rác ở một vài quy định nhƣ: (1) Các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng; (2) Quyền đòi nợ không đƣợc chuyển giao nếu đã có thỏa thuận trƣớc giữa ngân hàng và khách hàng vay về việc không đƣợc chuyển giao. Điều này đảm bảo rằng việc chuyển nhƣợng các khoản nợ có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Và một khoản nợ có thể đƣợc mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận.

So sánh điều kiện về khoản nợ đƣợc mua, bán với Thông tƣ 09/2015/TT- NHNN thì, khoản nợ mua, bán đƣợc quy định khá cụ thể tại Điều 4. So với Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì Thông tƣ này quy định về việc các hồ sơ liên quan

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)