2.1.2.1. Chủ thể bán nợ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, bên bán nợ là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc TCTD (đó là các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc TCTD), TCTD nƣớc ngoài sở hữu khoản nợ. Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 3 về bên bán nợ là:
“…tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khoản nợ được bán…”
mà không quy định về chủ thể bán nợ là các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Hơn nữa, theo quy định mới này thì TCTD không đƣợc tự do bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc TCTD mà chỉ bán khi có phƣơng án tái cơ cấu đã đƣợc phê duyệt.
Theo các quy định trên, loại hình TCTD đƣợc thực hiện hoạt động mua, bán nợ bao gồm: ngân hàng (NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã), TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, ngƣời viết chỉ nghiên cứu hoạt động mua, bán nợ của NHTM. Các NHTM khi muốn tiến hành giao dịch mua bán nợ phải đảm bảo các điều kiện pháp lý nhất định. Để hoạt động mua, bán nợ đảm bảo tính hợp pháp, thì các chủ thể tham gia vào hoạt động này phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết, cụ thể nhƣ sau:
36
Thứ nhất, các điều kiện về chủ thể của bên bán nợ khi tham gia giao dịch mua bán nợ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, với tƣ cách là chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ thì các TCTD phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) có giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp; (2) có điều lệ do NHNN phê chuẩn; (3) có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; (4) có ngƣời đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng mua bán nợ với bên mua nợ. Theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN bổ sung quy định: “Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt” [30]. Quy định này là cần thiết để hạn chế hoạt động bán nợ với mục đích dấu nợ của các ngân hàng. Ngoài những điều kiện về chủ thể, thì phía bán nợ cũng cần đảm bảo các điều kiện về cơ chế cũng nhƣ quy trình mua bán nợ cụ thể. Tại Khoản 4 Điều 5 Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN quy định:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phƣơng thức mua, bán nợ; quy trình mua, bán nợ; quy trình định giá khoản nợ; quy trình bán đấu giá khoản nợ trong trƣờng hợp tự đấu giá khoản nợ và quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ) trƣớc thực hiện mua, bán nợ [30, Điều 5].
Có thể thấy rằng pháp luật hiện hành đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện để TCTD tham gia hoạt động mua, bán nợ. Đây là những điều kiện cần thiết đảm bảo cho tính hợp pháp của hợp đồng mua bán nợ về mặt chủ thể. Hơn nữa, những điều kiện này cũng góp phần đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tƣ, những chủ thể tham gia vào hoạt động này.
Thứ hai, điều kiện về quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng các khoản nợ
Theo quy định của BLDS năm 2005, bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho ngƣời thế quyền theo thoả
37
thuận, trừ một số trƣờng hợp quy định tại Khoản 1 Điều 309 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp chủ nợ bán nợ thì với vai trò là “người có quyền yêu cầu”
theo quy định của BLDS năm 2005, thì sẽ đƣợc hiểu mặc nhiên là chủ thể có quyền hợp pháp với khoản nợ. Bởi theo quy định hiện hành không có quy định nào về việc bên bán nợ phải đảm bảo quyền hợp pháp đối với khoản nợ, cũng nhƣ sự tồn tại của quyền này khi chuyển giao.
Tại Điều 1693 BLDS Pháp có quy định:
Celui qui vend une créance ou autre droit incorporel doit en garantir l'existence au temps du transport, quoiqu'il soit fait sans garantie. Điều luật này có nghĩa: Bên bán quyền yêu cầu hoặc quyền tài sản vô hình khác phải đảm bảo sự tồn tại của quyền ấy khi chuyển giao, dù là chuyển giao không kèm theo bảo đảm.
Quy định này rất cần thiết nhằm bảo vệ bên thứ ba khi tham gia mua nợ. Bởi trên thực tế, các khoản nợ có thể đã đƣợc bán toàn bộ hoặc một phần trƣớc đó, bên bán nợ cố tình tiến hành bán khoản nợ khi họ không còn nắm quyền chủ nợ, hoặc chỉ nắm một phần quyền đối với khoản nợ, nhƣng bên mua nợ không biết đƣợc thông tin đó (đặc biệt bên mua nợ là các cá nhân). Do đó, cần thiết phải có điều luật quy định về trách nhiệm bảo đảm sự tồn tại của quyền đòi nợ của bên bán nợ.
Điểm b, Khoản 1 Điều 309 BLDS năm 2005 quy định về trƣờng hợp bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự không thể chuyển giao quyền yêu cầu cho ngƣời thế quyền: “Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu”. Và cụ thể, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 59/2006/QĐ– NHNN có quy định: “Các bên không được thực hiện mua, bán đối với các khoản nợ đã có thỏa thuận không được mua, bán”.
Vậy, có thể thấy, ngoài các điều kiện về chủ thể (điều kiện về thành lập, hoạt động...) thì TCTD phải là chủ sở hữu hợp pháp của khoản nợ, không bị giới hạn bởi các thỏa thuận về việc không đƣợc bán các khoản nợ từ các giao dịch hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trƣớc đó.
38
khoản nợ đƣợc mua bán, trong đó có quy định: “Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do Bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật” [30]. Quy định này đảm bảo tính pháp lý của khoản nợ đƣợc mua bán, cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi bên mua nợ.
Thứ ba, bên bán nợ phải đảm bảo phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an
toàn trong hoạt động ngân hàng, điều kiện về ngoại hối trong trƣờng hợp mua, bán các khoản nợ bằng ngoại tệ. TCTD khi thực hiện hoạt động mua, bán nợ phải tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình giao dịch đặc biệt là bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Theo quy định của pháp luật và các quy chế về an toàn ngân hàng của nhiều nƣớc, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngân hàng phụ vào quy mô của vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn.
Thông tƣ 13/2010/TT/NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
“TCTD, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ)” [23, Điều 4 , Khoản 1].
Đối với các khoản nợ cho vay bằng ngoại tệ, các ngân hàng cũng cần đảm bảo các điều kiện khi muốn bán khoản nợ này. Điều này đƣợc quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 59/2006/QĐ–NHNN, thuộc một trong những nguyên tắc thực hiện mua bán nợ: “…Việc mua, bán nợ có liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ, các bên mua, bán nợ phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam”.
39
trong hoạt động mua, bán nợ tại Điều 9: “Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện mua, bán nợ và thu hồi khoản nợ được mua” [30]. Cụ thể hơn đối với bên bán nợ, trƣờng hợp mua, bán khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay ra nƣớc ngoài hoặc nợ phát sinh do trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh cho bên đƣợc lãnh là ngƣời không cƣ trú thì: “Bên bán nợ thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú” [30].
Bên cạnh nhƣng điều kiện để đƣợc phép bán nợ thì các ngân hàng buộc phải bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) khi có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên theo nội dung Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC. Có thể thấy rằng, những quy định về chủ thể tham gia bán nợ rất quan trọng, bởi phía bán nợ là ngân hàng-chủ thể trung gian đặc biệt của nền kinh tế, hạn chế những rủi ro trong hoạt động của TCTD, hạn chế sự bất ổn nền kinh tế.
2.1.2.2. Chủ thể tham gia mua nợ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định 59/2006/QĐ–NHNN, bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài có nhu cầu mua khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mới của khoản nợ. Các TCTD cũng có thể mua nợ từ TCTD khác. Các ngân hàng thành lập các công ty quản lý nợ và khái thác tài sản trực thuộc để tiến hành quản lý nợ của ngân hàng mình, tiến hành mua bán nợ đối với các ngân hàng khác.
So sánh với quy định mới tại Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thì khái niệm về chủ thể tham gia mua nợ đƣợc quy định cụ thể hơn và có phân chia thành tổ chức, cá nhân là ngƣời cƣ trú và tổ chức, cá nhân là ngƣời không cƣ trú; Tổ chức kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ và Tổ chức, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ. Ngoài ra, Thông tƣ này đã hạn chế hoạt động mua nợ từ phía các ngân hàng với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc.
40
Ngân hàng thƣơng mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (tên gọi tắt: DATC), Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (tên gọi tắt: VAMC). Cũng nhƣ bên bán nợ, bên mua nợ cũng cần đáp ứng những điều kiện khi tiến hành mua, bán nợ. Ngoài điều kiện riêng đối với mỗi chủ thể, bên mua nợ cũng phải tuân theo các quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ (Điều 9 Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN).
Thứ nhất, Các Ngân hàng thương mại
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thì:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài chỉ đƣợc mua nợ khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%, trừ trƣờng hợp mua nợ theo phƣơng án tái cơ cấu đã đƣợc phê duyệt. Trƣờng hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nƣớc.
Trình tự, thủ tục để đƣợc chấp nhận mua nợ đƣợc quy định tại Điều 7 Thông tƣ này. Các quy định về điều kiện đối với bên mua nợ nhằm hạn chế hoạt động mua bán nợ giữa các TCTD nhằm mục đích giấu nợ, tẩu tán nợ của các ngân hàng, giúp cho nợ xấu đƣợc xử lý thực sự.
Thứ hai, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM (sau đây gọi là công ty quản lý nợ - AMC)
Theo Luật TCTD năm 2010, các NHTM không đƣợc trực tiếp kinh doanh bất động sản (BĐS) trong khi BĐS là tài sản bảo đảm phổ biến nhất. Do đó, ngân hàng gặp khó khăn trong việc khai thác lợi nhuận từ tài sản bảo đảm và không chủ động xử lý đƣợc tài sản bảo đảm. Vì vậy mà việc thành lập AMC để tận thu nợ tồn đọng, hạn chế tối đa tổn thất tài sản, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính là một nhiệm vụ cấp thiết của NHTM.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập theo Quyết định 150/2001/QĐ–TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 về
41
việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM. Và tại Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 7/11/2001, Thống đốc NHNN ban hành quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM. Các NHTM đã có thời gian hoạt động ít nhất 3 năm kể từ ngày khai trƣơng hoạt động, có nhu cầu đƣợc phép thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty quản lý nợ thuộc loại hình công ty TNHH một thành viên, là công ty trực thuộc NHTM, có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có.
Các AMC này nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ phía các ngân hàng mẹ, đƣợc thành lập với các mục đích chính nhƣ sau: (1) Nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống; (2) Góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả; Cơ cấu lại nợ tồn đọng, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tƣ thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp…; (3) Từng bƣớc phát triển hoạt động mua, bán nợ…
Ngoài việc nâng cao chất lƣợng thẩm định và định giá tài sản bảo đảm trong hệ thống ngân hàng mẹ, các công ty AMC chú trọng đẩy mạnh các nghiệp vụ kinh doanh: tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản; bán đấu giá tài sản; quản lý và khai thác tài sản;… thực hiện mua bán nợ của ngân hàng mình và các ngân hàng khác. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thì Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của TCTD chỉ đƣợc mua nợ của TCTD khác, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi TCTD mẹ có tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%, trừ trƣờng hợp mua nợ theo phƣơng án tái cơ cấu đã đƣợc phê duyệt. Và cũng tại Khoản 7 Điều 5 Thông tƣ này quy định về việc TCTD chỉ đƣợc bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của TCTD mẹ theo phƣơng án tái cơ cấu đã đƣợc phê duyệt. Quy định này nhằm hạn chế việc các công ty này mua bán nợ tự do, cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)
Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, để giải quyết nợ xấu cần thiết phải có một công cụ đặc biệt của Nhà nƣớc nhằm góp phần xử lý nhanh, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng