Nhƣ chúng ta đã biết, tại nhiệt độ thiêu kết HKC, Co chảy lỏng và điền đầy vào các lỗ trống có trong mẫu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nhƣ: khả năng thấp ƣớt của Co trên bề mặt WC, tính chất bề mặt WC, kích thƣớc của rỗ xốp quá nhỏ,… còn tồn tại nhiều lỗ trống tế vi trong mẫu nhận đƣợc sau thiêu kết. Các lỗ trống tế vi này chính là nơi dễ tập trung ứng suất, sinh ra các vết nứt tế vi, làm giảm độ dai, độ bền mỏi của HKC. Kỹ thuật “Post – HIP” đƣợc áp dụng đối với HKC sau khi đã thiêu kết trong chân không. Áp suất ép nóng đẳng tĩnh từ 70 – 150 MPa ở nhiệt độ từ 1360 – 1420oC.
Dƣới tác dụng của lực ép đẳng tĩnh, Co đƣợc điền đầy vào các lỗ rỗng tế vi, làm tăng mật độ của HKC, tăng cơ tính của vật liệu. Theo [28, 44, 51] hiệu ứng ép nóng đẳng tĩnh còn phụ thuộc vào thành phần Co và kích thƣớc hạt của HKC.
Theo [5] kỹ thuật ép nóng đẳng tĩnh đƣợc ứng dụng để tăng cơ tính của HKC trong những trƣờng hợp sau đây:
- HKC với hàm lƣợng coban khoảng 6-8% làm việc trong điều kiện tải trọng cao (mũi khoan đá)
- Tất cả các loại HKC khi cần có chất lƣợng bề mặt rất cao.
- Hợp kim cứng có thành phần coban cao, nhƣng kích thƣớc chi tiết lớn.
14Hình 2.11. Ảnh hưởng của hàm lượng Co đến sự cải thiện độ bền của HKC
33
15Hình 2.12. Ảnh hưởng của kích thước hạt đến sự cải thiện độ bền của HKC
sau khi ép nóng đẳng tĩnh [28]
Mặc dù công nghệ ép nóng đẳng tĩnh đem lại hiệu quả nhất định cho HKC sau thiêu kết, tuy nhiên kỹ thuật Post-HIP có nhƣợc điểm là do 2 quá trình diễn ra độc lập nên cần phải có hai hệ thiết bị riêng, làm tăng chi phí đầu tƣ. Bên cạnh đó, quá trình ép nóng đẳng tĩnh đƣợc thực hiện ở áp suất rất cao đến 200 MPa (khoảng 2000 atm), đòi hỏi thiết bị phức tạp, chi phí vận hành đắt. Chính vì vậy, trong nhƣng năm gần đây, ngƣời ta đã phát triển và đƣa vào ứng dụng trong công nghiệp kỹ thuật thiêu kết+ ép nóng đẳng tĩnh (Sinter- HIP), nhằm khắc phục những nhƣợc điểm của công nghệ Post-HIP cũng nhƣ nâng cao cơ tính của HKC.