Hoạt động của hệ thống SFC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính năng của hệ thống CIM (Trang 126)

Hệ thống SFC bao gồm ba bước thực hiện: + Tiếp nhận đặt hàng sản xuất

+ Lập lịch trình sản xuất + Theo dõi tiến độ sản xuất

3.7.2.1. Tiếp nhận đặt hàng sản xuất

Trong bước tiếp nhận đặt hàng sản xuất hệ thống SFC phải cung cấp các tài liệu cần thiết để thực hiện đơn đặt hàng tới các phân xưởng. Các tài liệu này bao gồm các thông tin sau:

- Thông tin về cấu trúc sản phẩm bao gồm các thông số kỹ thuật của các chi tiết bộ phận cấu thành nên sản phẩm

- Thông tin về lộ trình sản xuất bao gồm các thao tác sản xuất, trình tự, thời gian khởi động, thời gian chạy máy…

- Thông tin về nhu cầu nguyên vật liệu

- Thông tin về nhóm máy bao gồm công suất của các máy, số giờ lao động trực tiếp…

- Vận chuyển nguyên vật liệu và các chi tiết giữa các phân xưởng

3.7.2.2. Lập lịch trình sản xuất

Để thiết lập nên lịch trình sản xuất SFC phải giải quyết hai vấn đề chính sau đây: 1. Vấn đề phân chia công việc cho các máy sản xuất

2. Vấn đề lập lịch cho máy sản xuất

Phân chia công việc giữa các máy sản xuất thực hiện theo yêu cầu của quy trình công nghệ. Nếu như số công việc nhiều hơn số máy sản xuất thì trên một số máy sẽ có

một số công việc nằm chờ để được thực hiện. Ví dụ có 10 việc nằm chờ trước một

máy. Vậy vấn đề đặt là là làm việc nào trước, việc nào sau. Đó chính là bài toán lập lịch cho máy sản xuất. Để lập được lịch sản xuất phải xác định được thứ tự ưu tiên cho mỗi công việc. Thứ tự ưu tiên có thể thực hiện theo các quy tắc sau đây:

- Việc phải xong trước được phục vụ trước

- Thời gian gia công ngắn nhất. Theo đó công việc nào yêu cầu thời gian gia công ngắn nhất sẽ được thực hiện trước.

- Thời gian còn lại ngắn nhất. Thời gian còn lại là hiệu giữa thời gian phải giao và tổng thời gian dành cho gia công trên máy còn lại

- Hệ số tới hạn. Công việc nào có hệ số tới hạn thấp nhất phải được xếp làm trước. Hệ số tới hạn của mỗi công việc là tỷ số giữa thời gian còn lại trước khi giao hàng chia cho tổng thời gian dành cho gia công còn lại

3.7.2.3. Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện đơn đặt hàng

Khâu này có chức năng giám sát việc thực hiện các lệnh sản xuất trong nhà máy, các sản phẩm dở dang và các đặc tính của các quá trình sản xuất, cung cấp thông tin cho công tác quản lý trên cơ sở thu thập dữ liệu trong nhà máy.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Do áp lực cạnh tranh của các công ty đòi hỏi các công ty phải phát triển sản xuất các thế hệ sản phẩm mới phức tạp trong một thời gian ngắn nhất. Vì vậy khi áp dụng hệ thống sản xuất tích hợp có sự trợ giúp của máy tính CIM khi được áp dụng vào sản xuất thì vấn đề năng suất, chất lượng của sản phẩm được tăng lên rất nhiều và giá thành của sản phẩm giảm đi. Nhờ có tăng năng suất lao động nên mức sống của loài người không ngừng được nâng cao, điều kiện lao động không ngừng được cải thiện.

Nhịp độ phát triển của sản xuất tự động hóa toàn phần (FMS và CIM) phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố: lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao và nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng nhất. FMS và CIM là những hệ thống sản xuất có mức độ tự động hóa cao, chúng đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam sản xuất tự động hóa

mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng để hoàn thành sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng các hệ thống FMS và CIM đã và đang được quan tâm đặc biệt.

2. Kiến nghị

- Áp dụng các hệ thống sản xuất linh hoạt FMS và hệ thống sản xuất có sự trợ giúp của máy tính CIM vào sản xuất thực tế và qua đó mới thấy rõ được hiệu quả của các hệ thống này.

- Để nước ta phát triển nhanh và không quá lạc hậu so với thế giới cần phải hiện đại hóa nhanh ngành công nghiệp. Đầu tư phát triển để tự động hóa các ngành công nghiệp sẽ có hiệu quả rất cao với việc sử dụng các hệ thống FMS và CIM.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Văn Địch. Sản xuất linh hoạt FMS & tích hợp CIM – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội, 2007.

2. Trần Trọng Minh, Nguyễn Phạm Thục Anh. Hệ thống sản xuất tự động hóa tích hợp máy tính – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội, 2006.

3. Trần Văn Địch, Trần Xuân Việt, Nguyễn Trọng Doanh, Lưu Văn Nhang. Tự động

hóa quá trình sản xuất – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội, 2001. 4. Nguyễn Công Hiền. Tựđộng hóa quá trình sản xuất

5. Nguyễn Đắc Lộc, Tăng huy. Điều khiển số & công nghệ trên máy điều khiển số

CNC – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội, 2002.

6. Trần Văn Địch. Công nghệ CNC – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội,

2009.

7. Nguyễn Thiện Phúc. Rô bôt công nghiệp – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội, 2006.

8. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Vũ Vân Hà. Tự động hóa với Simatic S7-

300 – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội, 2006.

Tiếng nước ngoài

9. U. Rembold; B.O.Naji; A.Storr. Computer Intergrated Manufacturing and

Engineering – Addison- Wesley Publishing Company, 1993.

10.Tien- chien Chang, Richard A. Wysk, Hsu-pin Wang. Computer Aided

Manufacturing. Prentice Hall, 1998.

11. Satya Ranjan Deb. Robotics Technology and Flexible Automation. Tata McGraw-

Hill Publishing Company Limited, New Delhil, 1994.

12. Grier C.I.Lin, Sev V.Nagalingam. CIM Justification and Optimisation. London and New York, 2000.

13.Mikell P. Groover. Automation, Production Systems and Computer Integrated

14.Hans B. Kief, T. Frederick Waters. Computer Numerical Control. McGraw- Hill, 1992.

15. Siemens AG. Step 7- Standard and system Functions, 1998. 16.Siemens AG. Step 7- hardware Configuration and structure, 1995. 17. Berger, Automating with Simatic, MCD Verlag, 2000.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính năng của hệ thống CIM (Trang 126)