Giới thiệu chung về các bộ PLC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính năng của hệ thống CIM (Trang 39 - 40)

Ngày nay, khi nói đến khái niệm tự động hoá phần lớn mọi người sẽ nghĩ về một hệ thống được điều khiển bằng máy tính, tuy nhiên trong các ngành công nghiệp hiện đại các bộ lập trình logic PLC ngày càng được sử dụng rộng rãi như một thiết bị điều khiển nhỏ gọn và hiệu quả.

PLC là cụm từ viết tắt tiếng Anh (Programmable Logic Controller) tức là bộ điều khiển logic có khả năng lập trình được, hay bộ điều khiển logic khả trình. Bộ điều khiển này thực hiện các chức năng Logic tương tự như 1 panel trễ hay một hệ thống điều khiển logic ở trạng thái cứng.

PLC được phát triển dựa trên cơ sở kỹ thuật Vi Xử Lý, hay nói một cách khác sự phát triển cao của kỹ thuật máy tính là nền tảng cho PLC ra đời. Nó cho phép ta thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc phải thể hiện thuật toán đó bằng mạch số. Ngày nay trong công nghiệp PLC (còn được gọi là các máy tính công nghiệp) ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ tính linh hoạt của một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh, như với các PLC khác, với các thiết bị phụ trợ trong hệ thống và với máy tính.

Trong PLC các chương trình được thực hiện theo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét (Scan). Mỗi vòng quét có 4 giai đoạn:

Đọc dữ liệu từ cổng vào (Input) tới bộ đệm. Thực hiện chương trình.

Truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi.

Đưa nội dung của bộ đệm tới các cổng ra (Output).

Các chức năng điều khiển của PLC có thể được phân loại thành 4 dạng sau: Điều khiển on-off (on-off control)

Điều khiển dãy (sequential control) Điều khiển phản hồi (feedback control) Điều khiển sự chuyển động (motion control)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính năng của hệ thống CIM (Trang 39 - 40)