Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN và hiện đại hóa KBNN.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy (Trang 52 - 55)

kiểm soát chi thường xuyên NSNN và hiện đại hóa KBNN.

Hiện đại hoá công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng. Vì vậy, vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành , nhất là trong điều kiện thực hiện chế độ kế toán TABMIS như hiện nay.

Xây dựng và hoàn thiện các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu, xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác KSC NSNN. Cùng với việc nối mạng trong toàn hệ thống, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính, xây dựng, kế hoạch đầu tư và nâng cấp và cải tiến chương trình nối mạng thu thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu,

thông qua chương trình này, nâng cao chất lượng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN, trước mắt là phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.

Sự phát triển công nghệ thanh toán của nền kinh tế, trong đó có công nghệ thanh toán của KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành NSNN nói riêng. Tồn tại lớn nhất hiện nay là khối lượng tiền mặt chu chuyển thanh toán còn quá lớn, gây nhiều lãng phí cho xã hội và là mầm mống của tiêu cực. Nhà nước cần kiên quyết chấn chỉnh và ban hành ngay chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.

Cần xây dựng Luật thanh toán, theo đó có chế tài đủ mạnh bắt buộc các đơn vị và mọi đối tượng sử dụng NSNN có điều kiện phải mở tài khoản và nhận lương qua tài khoản mở tại các ngân hàng. Đồng thời có chế tài thật mạnh bắt buộc các đơn vị phải thanh toán chuyển khoản các loại chi tiêu thường xuyên NSNN, hạn chế và tiến tới chấm dứt thanh toán từ NSNN bằng tiền mặt. Đây là vấn đề cần thiết mà chính phủ đã và đang qui định và thực hiện triệt để.

KẾT LUẬN

Trong tình hình hiện nay khi Nhà nước ta đang cố gắng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong vấn đề sử dụng NSNN là điều hết sức cần thiết và cấp bách nhằm ngăn chặn biểu hiện tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tiền của của Nhà nước, do đó phải kiểm soát từng khoản chi tiêu của đơn vị là rất cần thiết. KBNN phải nỗ lực hơn phát huy hết vai trò, vị trí, chức năng của mình mà Chính phủ, Bộ tài chính đã tin tưởng giao phó.

Tuy nhiên, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN không phải chỉ do ngành KBNN thực hiện mà còn liên quan đến nhiều Bộ, ngành, các cấp chính quyền và các đơn vị thụ hưởng NSNN cùng thực hiện. Vì vậy mỗi đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải có ý thức tự giác, năng động, sáng tạo, tìm mọi biện pháp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN, đảm bảo mọi khoản chi NSNN phải tiết kiệm, chi đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

Với kết cấu 3 chương, luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm

soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Cầu Giấy” đã làm rõ và giải quyết

được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra .Từ phương diện lý luận cũng như các quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp quy có liên quan, đề tài đã phân tích, làm rõ thêm về chi thường xuyên NSNN, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN; vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN trong việc

quản lý và kiểm soát chi thường xuyên các khoản chi của NSNN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình chi tiêu NSNN.

Trên cơ sở khảo sát thực tế, thống kê, tổng hợp và phân tích, đề tài đã đánh giá được thực trạng về công tác KSC thường xuyên NSNN cũng như kết quả thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu giấy, thấy được những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại. Từ đó, đề tài nêu quan điểm nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu giấy. Đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp, bao gồm cơ chế và quy trình có tính chất đổi mới cả về phương thức và cách làm trong việc KSC thường xuyên NSNN; đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp, các ngành và cho chính bản thân hệ thống KBNN để thực hiện có hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN trong thời kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w