Đặc điểm cấu trúc quần xã nơi có loài Chò chỉ phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 55)

4.2.2.1. Cấu trúc tổ thành rừng

Tổ thành thực vật cho biết số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Tổ thành là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng.

Tổ thành là một trong số các nhân tố nói lên mức độ thuận lợi của môi trường sống, là cơ sở để điều chế rừng. Đây còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, nó ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh và khả năng lợi dụng rừng. Tổ thành loài cây càng phức tạp bao nhiêu thì rừng càng có tính cân bằng và ổn định bấy nhiêu.

Tổ thành được coi là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó trong lâm phần trong đó, tỷ trọng mỗi loài hay nhóm loài được gọi là hệ số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành.

Chò chỉ là loài có biên độ sinh thái hẹp, thường mọc tự nhiên ở ven sông, suối, chân hoặc sườn núi dốc. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu chỉ phân bố ở đai độ cao dưới 750m, thuộc kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng – trạng thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. Trong phạm vi báo cáo, đề tài biểu thị công thức tổ thành theo tỷ lệ số cây và tỷ lệ tiết diện ngang (IV%). Kết quả xác định công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố được tổng hợp chi tiết trong (Bảng 4.4) là bảng ở vị trí sườn của OTC của tuyến số 1

Bảng 4.3: Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 728m, trạng thái rừng IIIA2)

TT Loài cây ni G% N% IV%

1 Táu trắng 3 15,01 7,89 11,45 2 Chẹo 4 10,53 10,53 10,53 3 Gáo 2 10,04 5,26 7,65 4 Chò chỉ 3 11,03 7,89 9,46 5 Vàng kiềng 1 3,67 2,63 3,15 6 Chò vảy 1 1,46 2,63 2,04 7 Kháo lá dài 1 3,32 2,63 2,97 8 Máu chó lá nhỏ 2 8,09 5,26 6,68 9 Thị rừng 2 3,47 5,26 4,37 10 Bứa 4 6,45 10,53 8,49 11 Mạ sưa lá xẻ 1 1,65 2,63 2,14 12 Vạng trứng 2 4,52 5,26 4,89 13 Sâng 1 0,85 2,63 1,74 14 Chò nâu 4 11,93 10,53 11,23 15 Thừng mực 2 2,16 5,26 3,71 16 Trâm vối 2 1,94 5,26 3,60 17 Dẻ 1 1,19 2,63 1,91 18 Trâm 1 0,99 2,63 1,81 19 Kháo vàng 1 1,70 2,63 2,17 Tổng 38 100 100 100

Kết quả (bảng 4.3) cho thấy:

Với diện tích 1.000m2/OTC, ở độ cao dưới 750m so với mực nước biển thì có 38 cá thể của 19 loài cây. Trong tổng số 19 loài cây gỗ có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành: Táu trắng có mật độ 30 cây/ha với chỉ số IV% cao nhất (11,45%); tiếp đến là Chò nâu có 40 cây/ha, chỉ số IV% là 11,23%; Chẹo

có 40 cây/ha với chỉ số IV% là 10,53%; loài Chò ch có mật độ 30 cây/ha với chỉ số IV% là 9,46%, đứng vị trí thứ tư về chỉ số IV% trong công thức tổ thành; Bứa có 40 cây/ha với chỉ số IV% là 8,49%; Gáo có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 7,65% và loài Máu chó lá nhỏ có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 6,68%. Đối với cây Chò chỉ trong lâm phần chỉ có 30 cá thể, chiếm 7,89% tổng số cây trong lâm phần và đứng vị trí thứ 4 sau các loài cây như: Táu, Chò nâu và Chẹo.

Theo Daniel Marmillod, những loài cây nào có IV% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần, đó là chỉ dẫn làm cơ sở quan trọng xác định loài và nhóm loài ưu thế. Như vậy, theo chỉ số IV% (tỷ lệ số cây và tỷ lệ tiết diện ngang) thì trong OTC trên chỉ có 7 loài/ tổng số 19 loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành nơi có loài cây Chò chỉ phân bố được tổng hợp trong Bảng 4.5 sau:

Bảng 4.4: Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 728m, trạng thái rừng IIIA2)

M (loài)

N

(cây/ha) Công thức tổ thành theo IV%

19 380 11,45 Tat + 11,23 Chn + 10,53 Che + 9,46 Chc + 8,49 Bu + 7,65 Ga + 6,68 Macln

Ghi chú: Tat: Táu trắng; Chn: Chò nâu; Che: Chẹo; Chc: Chò chỉ; Bu: Bứa; Ga: Gáo; Macln: Máu chó lá nhỏ .

Ở độ cao 728m thuộc trạng thái rừng IIIA2 loài Chò chỉ đứng ở vị trí thứ 4 trong số những loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng, với chỉ số IV% là 9,46%.

Các loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng cùng với loài Chò chỉ phân bố ở độ cao 705m so với mực nước biển, thuộc trạng thái rừng IIIA2

Bảng 4.5: Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 705m, trạng thái rừng IIIA2)

14 Loài cây ni G% N% IV%

1 Táu mặt quỷ 1 6,81 2,63 4,72 2 Sến 3 10,02 7,89 8,96 3 Chò nến 1 5,98 2,63 4,31 4 Dung giấy 2 3,68 5,26 4,47 5 Chò chỉ 3 9,56 7,89 8,72 6 Trám trắng 2 5,28 5,26 5,27 7 Vỏ mản 2 3,46 5,26 4,36 8 Trâm 5 9,45 13,16 11,31 9 Táu mật 1 2,88 2,63 2,76 10 Gội 3 10,19 7,89 9,04 11 Thị rừng 2 1,95 5,26 3,61 12 Ngát lông 1 0,42 2,63 1,53 13 Bứa 2 1,60 5,26 3,43 14 Dẻ cau 2 2,66 5,26 3,96 15 Kháo nhớt 2 2,96 5,26 4,11 16 Kháo vàng 2 10,30 5,26 7,78 17 Giổi 2 6,33 5,26 5,80 18 Dẻ 2 6,47 5,26 5,87 Tổng 38 100,00 100,00 100,00

Kết quả (bảng 4.5) cho thấy, với diện tích 1.000m2/OTC có mật độ 380 loài cây gỗ/ha, tổng số 18 loài chỉ có 8 loài tham gia vào trong công thức tổ thành, trong đó có loài Chò chỉ. Loài Trâm có mật độ 50 cây/ha với chỉ số IV% đạt 11,31%; tiếp đến là loài cây Gội có 30 cây/ha với chỉ số IV% là

9,04%; Sến có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 8,96%; Chò ch có 30 cây/ha với chỉ số IV% đạt 8,72% đứng thứ 4 trong công thức tổ thành; Kháo vàng có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 7,78%; Dẻ có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,87%; Giổi có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,80% và loài cuối cùng tham gia vào công thức tổ thành là Trám trắng, có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,27%. Đối với cây Chò chỉ trong lâm phần chỉ có 30 cá thể, chiếm 7,89% tổng số cây trong lâm phần và đứng vị trí thứ 4 sau các loài cây như: Trâm, Gội, Sến.

Những loài cây tham gia vào trong công thức tổ thành được tổng hợp trong bảng 4.6 sau:

Bảng 4.6: Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 705m, trạng thái rừng IIIA2)

m (loài)

N

(cây/ha) Công thức tổ thành theo IV%

18 380 11,31 Tra + 9,04 Go + 8,96 Se + 8,72 Chc + 7,78 Khv + 5,87 De + 5,80 Gi + 5,27 Trt

Ghi chú: Tra: Trâm; Go: Gội; Se: Sến; Chc: Chò chỉ; Khv: Kháo vàng; De: Dẻ; Gi: Gổi; Trt: Trám trắng.

Ở độ cao 705m thuộc trạng thái rừng IIIA2 loài Chò chỉ đứng ở vị trí thứ 4 trong số những loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng, với chỉ số IV% là 8,72%.

Các loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng cùng với loài Chò chỉ phân bố ở độ cao 746m so với mực nước biển, thuộc trạng thái rừng IIIA2

Bảng 4.7: Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 746m, trạng thái rừng IIIA2)

TT Loài cây ni G% N% IV%

1 Kháo vàng 2 4,28 4,88 4,58 2 Sồi 1 2,41 2,44 2,42 3 Dẻ cau 2 1,90 4,88 3,39 4 Giổi 2 8,91 4,88 6,89 5 Kháo nhớt 1 2,82 2,44 2,63 6 Bứa 1 4,03 2,44 3,24 7 Trâm 3 7,37 7,32 7,34 8 Ngát 2 2,49 4,88 3,68 9 Chò chỉ 3 6,82 7,32 7,07 10 Sến 2 6,59 4,88 5,73 11 Trám trắng 2 6,27 4,88 5,57 12 Chò nến 2 5,76 4,88 5,32 13 Thiều rừng 1 2,41 2,44 2,42 14 Vỏ mản 3 8,67 7,32 7,99 15 Trường 4 5,03 9,76 7,39 16 Thừng mực trâu 1 2,03 2,44 2,23 17 Đỏ ngọn 2 3,79 4,88 4,33 18 Táu xanh 2 9,49 4,88 7,19 19 Gội 3 7,95 7,32 7,63 20 Đơn 2 3,36 4,88 4,12 Tổng 41 100 100 100

Kết quả (bảng 4.8) trên cho thấy:

Trong tổng số 20 loài, với mật độ 410 cây/ha chỉ có 10 loài cây gỗ tham gia vào trong công thức tổ thành, trong đó có loài Chò chỉ. Loài Vỏ mản có 30 cây/ha, với chỉ số IV% cao nhất (7,99%); tiếp đến là loài Gội có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 7,63%; Trường có 40 cây/ha với chỉ số IV% là 7,39%; Trâm có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 7,34%; Táu xanh có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 7,19%; Chò ch có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 7,07% đứng vị trí thứ 6 trong những loài cây tham gia công thức tổ thành; Giổi có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 6,89%; Sến có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,73%; Trám trắng có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,57% và Chò nến có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,32%.

Như vậy, đối với cây Chò chỉ trong lâm phần chỉ có 30 cá thể, chiếm 7,32% tổng số cây trong lâm phần và đứng vị trí thứ 6 sau các loài cây như: Gội, Trường, Trâm, Táu.

Những loài cây gỗ có chỉ số IV% > 5% tham gia vào trong công thức tổ thành được tổng hợp chi tiết trong (Bảng 4.8) sau:

Bảng 4.8: Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 746m, trạng thái rừng IIIA2)

M (loài)

N

(cây/ha) Công thức tổ thành theo IV%

20 410 7,99 Vom + 7,63 Go + 7,39 Tru + 7,34 Tra + 7,19 Tax + 7,07 Chc + 6,89 Gi + 5,73 Se + 5,57 Trt + 5,32 Chne

Ghi chú: Vom: Vỏ mản; Go: Gội; Tru: Trường; Tra: Trâm; Tax: Táu xanh; Chc: Chò chỉ; Gi: Giổi; Se: Sến; Trt: Trám trắng; Chne: Chò nến.

Ở độ cao 746m thuộc trạng thái rừng IIIA2 loài Chò chỉ đứng ở vị trí thứ 6 trong số những loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng, với chỉ số IV% là 7,07%.

Số loài cây gỗ trong các OCT và số loài tham gia vào trong công thức tổ thành theo chỉ số IV% được biểu thị chi tiết qua hình 4.4 sau:

Hình 4.4: Số loài và số loài tham gia vào trong công thức tổ thành

Như vậy, những loài chính tham gia vào công thức tổ thành nơi có loài Chò chỉ phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu gồm nhiều loài cây có giá trị cao về kinh tế như: Trâm, Gội, Trám trắng, Chò chỉ, Kháo, Táu, v.v... Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh lục đỏ IUCN thì loài Chò chỉ (Shorea chinensis (Wang Hsie) H. Zhu) xác định mức E (đang nguy cấp – Edangeral) trong danh lục thực vật quý hiệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.

Vì vậy, việc xác định tổ thành rừng làm cơ sở để thiết lập hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh linh hoạt, trong đó khoanh nuôi phục hồi rừng dựa vào việc tận dụng triệt để năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái sinh vốn rừng của những loài chính tham gia trong công thức tổ thành, cũng như những loài có triển vọng.

4.2.2.2. Cấu trúc mật độ

Mật độ là chỉ tiêu phản ánh số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích, thường tính cho 1ha đối với thực vật rừng. Một loài cây nào đó trong rừng tự nhiên có mật độ cây ở tầng cây cao càng lớn thì chứng tỏ loài đó là loài chiếm ưu thế trong lâm phần, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

Mật độ rừng thường được xác định bằng chỉ tiêu số cây hoặc tổng diện ngang trên một đơn vị diện tích. Số lượng cây biểu thị khoảng cách của nó và khả năng thích nghi đối với những thay đổi của điều kiện sống. Mật độ rừng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành hoàn cảnh rừng và mức độ tận dụng điều kiện lập địa do vậy mật độ rừng ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sinh trưởng của cây rừng.

Việc phân tích cấu trúc mật độ của loài Chò chỉ phân theo đai cao có ý nghĩa quan trọng góp phần khoanh vùng để bảo tồn loài. Kết quả điều tra xác định cấu trúc mật độ rừng tự nhiên nơi có loài Chò chỉ phân bố theo theo đai cao được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.9: Cấu trúc mật độ loài Chò chỉ phân bố theo độ cao tại KBTTN Nà Hẩu OTC Độ cao (m) Mật độ OTC (cây/ha) Loài Chò chỉ Mật độ (cây/ha) D1.3 (cm) Hvn (m) 1 728 380 30 31,83 15,33 2 705 410 30 26,10 14,00 3 746 380 30 31,09 17,67

Kết quả (Bảng 4.10) trên cho thấy, mật độ cây gỗ nơi có loài Chò chỉ phân bố dao động từ 308 – 410 cây/ha, trong đó loài Chò chỉ có mật độ khoảng 30 cây/ha, đường kính dao động từ 26,10 – 31,83cm và chiều cao vút ngọn dao động từ 14,00 – 17,67cm. Như vậy mật độ phân bố của các

loài cây trong lâm phần nói chung và cây Chò chỉ nói riêng là tương đối thấp, nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của con người.

4.2.2.3. Đặc trưng về mức độ thường gặp Mức độ thường gặp

Mức độ thường gặp của 1 loài nào đó là chỉ tiêu phản ánh sự phân bố phổ biến hay không phổ biến của loài theo các đai cao, trạng thái rừng, sinh cảnh khác nhau, v.v... Kết quả điều ra mức độ thường gặp của loài Chò chỉ được tổng hợp trong (bảng 4.10) sau:

Bảng 4.10: Mức độ thường gặp loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu

OTC Độ cao (m) Trạng thái rừng Mtg (%)

1 728 IIIA2 7,89

2 705 IIIA2 7,32

3 680 IIIA2 7,89

Kết quả bảng trên cho thấy, loài Chò chỉ ở các OTC điều tra có mức độ thường gặp đều nhỏ hơn 25%, dao động từ 7,32 – 7,89%, thuộc mức độ ít gặp.

Mức độ thường gặp Mtg% trung bình của các loài trong lâm phần được tổng hợp chi tiết trong (bảng 4.11) sau:

Bảng 4.11: Mức độ thường gặp của các loài trong lâm phần điều tra

TT Loài cây ni Mtg (%) TT Loài cây ni Mtg (%)

1 Táu mặt quỷ 1 2,63 1 Sồi 1 2,44 2 Sến 5 6,39 2 Ngát 2 4,88 3 Chò nến 3 3,75 3 Thiều rừng 1 2,44 4 Dung giấy 2 5,26 4 Trường 4 9,76 5 Chò chỉ 9 7,70 5 Thừng mực trâu 1 2,44 6 Trám trắng 4 5,07 6 Đỏ ngọn 2 4,88 7 Vỏ mản 2 5,26 7 Táu xanh 2 4,88 8 Trâm 9 7,70 8 Đơn 2 4,88 9 Táu mật 1 2,63 9 Táu trắng 3 7,89 10 Gội 6 7,61 10 Chẹo 4 10,53 11 Thị rừng 4 5,26 11 Gáo 2 5,26 12 Ngát lông 1 2,63 12 Vàng kiềng 1 2,63 13 Bứa 7 6,08 13 Chò vảy 1 2,63

14 Dẻ cau 4 5,07 14 Kháo lá dài 1 2,63

15 Kháo nhớt 3 3,85 15 Máu chó lá nhỏ 2 5,26 16 Kháo vàng 3 3,95 16 Mạ xưa lá xẻ 1 2,63 17 Giổi 4 5,07 17 Vạng trứng 2 5,26 18 Dẻ 3 3,95 18 Sâng 1 2,63 19 Trâm vối 2 5,26 19 Chò nâu 4 10,53 20 Thừng mực 2 5,26

Kết quả bảng trên cho thấy, tại các lâm phần điều tra mức độ thường gặp của các loài dao động từ 2,44 – 10,53%, đều nhỏ hơn 25% là mức độ ít gặp. Mức độ thường gặp bình quân của loài Chò chỉ ở các lâm phần điều tra là 7,70%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)