Cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái (Trang 32)

Hình 3.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu của đề tài 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu chung

- Sử dụng phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu, về lược sử phân loại của cây Chò chỉ (Parashorea chinensis) hay một số các nghiên cứu tương tự về đặc điểm sinh học và sinh thái loài.

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa: Khảo sát theo các tuyến điều tra, lập các OTC điển hình tạm thời, thu thập các số liệu/tài liệu liên quan đến các nội dung của đề tài.

- Ứng dụng các phần mềm xử lý thống kê chuyên dụng EXCEL, SPSS để tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra.

3.3.3. Phương pháp điều tra cụ thể

3.3.3.1. Điều tra sơ thám

Tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra, điều tra sơ thám nhằm: - Xác định được khu vực nghiên cứu nơi có loài Chò chỉ phân bố.

- Xác định sơ bộ và mở rộng tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các trạng thái rừng đại diện, nơi có loài cây nghiên cứu phân bố.

3.3.3.2. Điều tra chi tiết

a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007). Cụ thể như sau:

+ Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả, hạt và rễ của cây Chò chỉ (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhất định, hiện đang tồn tại trong rừng tự nhiên). Kết quả ghi vào phiếu mô tả cây tương ứng.

PHIẾU MÔ TẢ CÂY

- Số hiệu:………Ngày thu hái:………....Người thu hái:……... - Nơi lấy:………... - Tên thông thường:……… ………... - Tên khác:………... - Tên khoa học……….Họ: ………... - Nơi mọc:………... - Hình dạng tán lá:………... - Cành:……….……... - Lông và màu sắc lông:………... - Hình dáng thân:………... - Vỏ:………... - Đường kính ngang ngực, chiều cao cây:………... - Lá: ………... - Cụm hoa:………... Hoa:………... - Quả:………... Công dụng:………... - Các đặc điểm khác ………...

+ Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài (Thìn 1997, 2007).

+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, v.v…

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên quan điểm kế thừa các nghiên cứu đã có và chỉ tiến hành điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu được quán triệt sử dụng. Tiếp cận đa chiều theo nhiều hướng khác nhau để thu được kết quả là tốt nhất và có độ tin cậy cao.

b) Điều tra vật hậu

-Quan sát 5 cây tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái với các vị trí khác nhau

- Thời gian quan sát theo dõi 5 tháng ( tháng 6 tháng 11 năm 2014 ) - Phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện trường: Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa. Chú ý sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của loài. Phương pháp nghiên cứu vật hậu học được thực hiện theo giáo trình “Cây rừng Việt Nam” của Trường Đại học Lâm nghiệp (1966) và của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) (mẫu bảng 01).

- Phương pháp kế thừa: Do thời gian tiến hành làm đề tài giới hạn nên không thể theo dõi hết được chu kỳ sinh sản của loài, vì vậy cần phải kế thừa các kết quả nghiên cứu về vật hậu trước đó cùng với kết quả quan sát ngoài thực tế để kết quả điều tra vật hậu được chính xác nhất.

Mẫu bảng 01: Điều tra đặc điểm vật hậu học của cây

- Số hiệu:...Người ghi chép:... - Tên cây:...Họ:... - Địa điểm:... - Đặc tính bên ngoài (cao, đường kính):... - Điều kiện nơi sinh trưởng:...

Bảng 01: Điều tra đặc tính vật hậu học của cây. Ngày theo dõi Tháng Đặc điểm thời tiết Vật hậu Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Các vấn đề quan sát vật hậu như trình bày phần nội dung.

Ngoài việc ghi các ký hiệu như trên vào cột, cần ghi các mô tả như mùi vị, màu sắc, v.v...

3.3.4. Phương pháp nội nghiệp

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng a) Tổ thành tầng cây gỗ

Hệ số tổ thành sinh thái của các loài cây thường được xác định theo số cây hoặc theo tiết diện ngang. Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng.

Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phương pháp xác định giá trị (độ) quan trọng (Important Value – IV %) của Daniel Marmillod:

2 % % % i i i G N IV = + (3.1) Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng

Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng

Theo Thái Văn Trừng loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong QXTV rừng. Những loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành là loài có IV% ≥ giá trị bình quân của tất cả các loài tham gia trong QXTV rừng. Trong một quần xã nếu một nhóm dưới 10 loài cây có tổng IV% ≥ 40%, chúng được coi là nhóm loài ưu thế và tên của QXTV rừng được xác định theo các loài đó.

b) Mật độ

Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1

ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vài trò của loài trong QXTV rừng.

Công thức xác định mật độ như sau:

000 . 10 × = o S n ha N (3.2) Trong đó:

n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC Sô: Diện tích OTC (m2)

c) Xác định mức độ thường gặp (Mtg)

Công thức xác định mức độ thường gặp của một loài như sau: Mtg(%) = ×100

R r

(3.3)

Trong đó:

r là số cá thể của loài i trong QXTV rừng R là tổng số cá thể điều tra của QXTV rừng.

NếuMtg > 50%: Rất hay gặpMtg = 25 – 50%: Thường gặp Mtg < 25%: ít gặp

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm hình thái loài Chò chỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

4.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá cây Chò chỉ

Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu là việc tổng hợp kế thừa các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái loài Chò chỉ ở trong nước và trên thế giới, và kết hợp với việc điều tra nghiên cứu bổ sung về đặc điểm hình thái loài Chò chỉ phân bố tự nhiên tại KBTTN Nà Hẩu, đặc điểm hình thái thân, cành, lá cây Chò chỉ được tổng hợp và miêu tả chi tiết trong các bảng và các hình sau:

* Đặc điểm hình thái thân, cành cây Chò chỉ:

Hình 4.1: Hình thái thân cây Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Chò chỉ là cây gỗ lớn, cao tới 30 – 40m, đường kính từ 60 – 80cm, thậm chí có thể đạt tới hơn 1,2m, thân thẳng, hình trụ, đoạn thân dưới cành cao, tán thưa hình trứng hoặc hình cầu; vỏ ngoài xanh trắng hoặc nâu nhạt, khi non trơn nhẵn, khi thành thục vỏ nứt dọc nông, khi già bong từng mảng, thịt vỏ vàng hoặc hơi hồng, có mùi thơm nhẹ và có nhựa vàng. Gốc có bạnh vè nhỏ (hình 4.1)

Chò chỉ phân cành ở 3/4 chiều cao thân cây, góc phân cành lớn 70 – 80o, cành lớn thường bị cong vặn và có phần xà xuống. Những cây có đường kính lớn hơn 60 cm có bạnh vè, bạnh vè nhỏ và thường lên đến độ cao 1,7m.

* Đặc điểm hình thái lá cây Chò chỉ:

Lá cây là nơi diễn ra các quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước góp phần quyết định sự sống của cây xanh, là cơ quan sinh dưỡng nhưng sinh trưởng có hạn trên cành và thân cây.

Hình 4.2: Hình thái lá cây Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, lá loài Chò chỉ hình trái xoan hoặc trứng trái xoan. Lá đơn, mọc cách, ở nách lá có hai lá kèm hình tai chuột, thường tập trung ở đầu cành và ở ngọn, lá dài 10 – 15 cm, rộng 4 – 6 cm. Lá hơi ráp, mép nguyên, mặt sau có 10 – 15 đôi gân thứ cấp nổi rõ và phân bố so le nhau qua gân chính, phía trên các gân con đan gần vuông góc với gân thứ cấp, lá non có màu vàng xám ( hình 4.2 )

Kết quả điều tra đặc điểm hình thái thân, cành và lá của 30 cây Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu cho thấy, loài Chò chỉ là loài có biên độ sinh thái hẹp, thường mọc tự nhiên ở ven sông, suối, chân hoặc sườn núi dốc. Phân bố ở đai độ cao dưới 750m, thuộc kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng – trạng thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. Cỡ đường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kính dao động từ 6,2 – 40,3cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 15,6 – 30,5m, đường kính tán lá tương đối lớn trung bình 10,2 m (xấp xỉ 1/3 chiều cao của cây).

4.1.2. Đặc điểm hình thái hoa, quả cây Chò chỉ

* Đặc điểm hình thái hoa cây Chò chỉ:

Phần lớn thực vật sinh sản hữu tính nhờ hoa và loài Chò chỉ không phải là loài ngoại lệ. Hoa thường xuất hiện theo mùa và chỉ có ở trên cây đã đến tuổi thành thục. Quá trình thụ phấn và thụ tinh diễm ra ở hoa, sau khi hoa tàn bầu trong hoa sẽ phát triển thành quả nhờ đó nòi giống loài cây được duy trì. Hoa ít biến đổi theo hoàn cành sống của cây, thường là chỗ dựa quan trọng cho việc phân loại và nhận biết các loài thực vật khác nhau.

Hoa loài Chò chỉ thuộc dạng hoa tự bông, hoa mọc ở đầu cành hay nách lá, cánh hoa có màu vàng, hoa có mùi thơm nhẹ, mỗi hoa có một đôi lá bắc dài màu trắng ( hình 4.3 )

Hình 4.3: Hình thái hoa cây Chò chỉ

Quả khi còn non màu nâu xám, xanh xám, quả hình trứng nhọn dài 15 – 18 mm, rộng 5 – 6 mm, quả có 5 cánh do đài hoa phát triển thành, nhưng không đều nhau, trong đó 2 cánh to và 3 cánh nhỏ; cánh hoa có dạng hình trứng ngược, đầu tròn, gốc hình nêm. Khi quả chín, cánh có màu nâu sẫm, trọng lượng 1.000 quả Chò chỉ = 3,53kg, mỗi quả có từ 3 – 5 hạt.

4.1.3. Đặc điểm vật hậu cây Chò chỉ

Những nghiên cứu vật hậu có thể được tiến hành theo loài hay cả quần xã, và nó luôn luôn quan hệ mật thiết với điều kiện môi trường sống của loài hay quần xã đó. Vật hậu là hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng một loài phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự khác nhau rõ rệt.

Tất cả các yếu tố thuộc môi trường (khí hậu, địa hình, đất đai, động vật) đều ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến thực vật một cách đồng bộ. Sự phát triển của thực vật phải chịu sự chi phối bởi các yếu tố môi trường ngoại cảnh (hoàn cảnh sinh thái) và các quá trình bên trong mà nó đã tích lũy được qua từng giai đoạn trong quá trình sinh trưởng phát triển của mình. Để nắm được một cách đầy đủ những quy luật phát triển của thực vật cần nghiên cứu tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển của thực vật, sự biến đổi các yếu tố môi trường sinh thái nơi mà nó phân bố, sinh trưởng và phát triển. Trong phạm vi báo cáo, đề tài kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu vật hậu học các loài thực vật nói chung và loài Chò chỉ nói riêng.

Chò chỉ là loài có biên độ sinh thái hẹp, thường mọc tự nhiên ở ven sông, suối, chân hoặc sườn núi dốc; phân bố ở đai độ cao dưới 750m, thuộc kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng thuộc KBTTN Nà Hẩu. Các đặc điểm khí hậu, địa hình, đất đai, v.v... ở các đai độ cao khác nhau có sự khác biệt nhất định, điều đó ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các quá trình vật hậu nói chung, như thời gian ra hoa, kết quả, kỳ quả chín, chu kỳ sai quả, và các đặc điểm vật hậu khác của loài. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm vật hậu của loài Chò chỉ ở KBTTN Nà Hẩu được tổng hợp chi tiết trong bảng 4.1 sau:

- Thời kỳ sinh dưỡng:

Chò chỉ thường mọc trong rừng thường xanh nhiệt đới và luôn là loài cây thuộc tầng vượt tán của các trạng thái rừng. Là cây ưa sáng, ưa đất đá vôi và đất cát ven sông suối. Lá cây Chò chỉ vào khoảng trung tuần tháng 11 bắt đầu chuyển sang màu vàng và thường rụng nhiều nhất vào tháng 12. Từ tháng 1 – 2 cây bắt đầu ra lá non.

Bảng 4.1: Các pha vật hậu của loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu Các pha vật hậu Thời gian (tháng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời kỳ sinh dưỡng Lá biến màu Lá rụng Thời kỳ Sinh trưởng Ra nụ hoa Nở hoa Quả non Quả và hạt già Quả chín rụng

Nguồn : Chi cục Kiểm lâm Yên Bái 2013 [9] - Thời kỳ sinh trưởng:

+ Chò chỉ 10 – 12 tuổi mới bắt đầu ra quả, nhưng đến tuổi 15 trở đi mới cho chất lượng hạt giống tốt. Loài Chò chỉ có mùa ra hoa, ra quả không trùng với mùa ra hoa ra quả của các loài cây họ Dầu khác. Hoa của loài Chò chỉ thường nở vào tháng 5 – 6, kéo dài trong khoảng 20 ngày, thời kỳ quả non từ cuối tháng năm đến trung tuần tháng 7, Chò chỉ không phải là loài cây có thể ra hoa kết quả hàng năm, chu kỳ sai quả có thể từ 4 – 6 năm, ở những năm này tỷ lệ cây ra quả đạt 70 – 80%.

+ Thời kỳ quả già kéo dài từ đầu tháng 7 đến trung tuần tháng 9 và thời kỳ quả già, chín rụng từ tháng 8 đến tháng 9 (bắt đầu chín đến khi kết thúc khoảng 15 ngày). Chò chỉ thường ra hoa không đều, có khi 3 – 4 năm ra hoa một lần, khả năng đậu quả không cao. Quả dễ bị sâu phá hại, mỗi quả có từ 2 – 3 hạt.

+ Cũng giống như các loài cây họ Dầu khác, quả Chò chỉ thuộc loại có dầu nên khi rơi, rụng xuống đất gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm ngay và sức nảy mầm của hạt giống sẽ giảm rất nhanh theo thời gian nên cần thiết phải gieo ươm ngay sau khi thu hái.

+ Việc thu hái quả để nhân giống cần tiến hành vào tháng 8 – 9 khi quả chín, vỏ quả màu nâu nhạt. Hạt và cánh hạt màu nâu, nhân hạt chắc và có mầu trắng. Thu hái tốt nhất là khi những lâm phần có từ 50 – 60% số cây có quả chín, rụng. Quả thu hái về phải ủ ngay trong cát, tưới nước đều đặn luôn để đống ủ có độ ẩm khoảng 80%. Bảo quản hạt trong điều kiện thông thường có thể duy trì sức sống được 1 thời gian nhưng tỷ lệ nảy mầm giảm tương đối nhanh. Sau 1,5 tháng đã mất sức nảy mầm 50 – 60%. Một kg quả có từ 300 – 350 quả, độ thuần > 95,0%, tỷ lệ nảy mầm < 50%.

Như vậy, việc nghiên cứu vật hậu học của loài Chò chỉ không chỉ góp phần làm sáng tỏ hơn nguồn gốc các pha vật hậu thực vật của loài, mà còn làm sáng tỏ quan hệ của nó với các nhịp điệu biến động của các hiện tượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái (Trang 32)