Đặc điểm phân bố loài cây Chò chỉ theo đai cao và trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)

4.2.1.1. Phân bố loài cây Chò chỉ theo độ cao

Theo Thái Văn Trừng (1978) [8] có thể phân chia khu vực Nà Hẩu thành 2 độ cao chính: (i) Núi thấp dưới 750m; và (ii) Núi cao từ 750 – 1.500m. Tuy nhiên, loài Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, chỉ phân bố ở đai độ cao dưới 750m. Loài Chò chỉ phân bố cùng với các loài ở các độ cao khác tại KBTTN Nà Hẩu được tổng hợp chi tiết trong (bảng 4.2):

Bảng 4.2 là bảng tổng hợp 3 OTC ở các vị trí chân, sườn, đỉnh của tuyến số 1 phân bố đai cao tại KBTTN Nà Hẩu Yên Bái

Bảng 4.2: Phân bố loài Chò chỉ theo độ cao tại KBTTN Nà Hẩu

TT OTC Độ cao (m) Phân bố các loài

1 1 728 Táu trắng, Chò nâu, Chẹo, Chò chỉ, Gáo 2 2 705 Trâm, Gội, Sến, Chò chỉ, Dẻ.

3 3 746 Trường, Trâm, Táu xanh, Chò chỉ, Trám trắng.

Kết quả điều tra cho thấy, loài Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, thường mọc tự nhiên ở ven sông, suối. Tại KBTTN Nà Hẩu chỉ bắt gặp loài Chò chỉ phân bố ở độ cao từ 705 – 746m so với mực nước biển, thuộc trạng thái kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng – trạng thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. Các loài chiếm ưu thế phân bố cùng loài Chò chỉ trong các OTC gồm: Táu trắng, Trường, Trâm, Táu trắng, Dẻ, Trám trắng, v.v... Tuy nhiên, do áp lực của sinh kế của cộng đồng người H’Mông và người Dao dẫn đến hệ động, thực vật, đa dạng sinh học KBT nói chung và công tác bảo tồn loài Chò chỉ nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)