3.3.3.1. Điều tra sơ thám
Tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra, điều tra sơ thám nhằm: - Xác định được khu vực nghiên cứu nơi có loài Chò chỉ phân bố.
- Xác định sơ bộ và mở rộng tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các trạng thái rừng đại diện, nơi có loài cây nghiên cứu phân bố.
3.3.3.2. Điều tra chi tiết
a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:
Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007). Cụ thể như sau:
+ Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả, hạt và rễ của cây Chò chỉ (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhất định, hiện đang tồn tại trong rừng tự nhiên). Kết quả ghi vào phiếu mô tả cây tương ứng.
PHIẾU MÔ TẢ CÂY
- Số hiệu:………Ngày thu hái:………....Người thu hái:……... - Nơi lấy:………... - Tên thông thường:……… ………... - Tên khác:………... - Tên khoa học……….Họ: ………... - Nơi mọc:………... - Hình dạng tán lá:………... - Cành:……….……... - Lông và màu sắc lông:………... - Hình dáng thân:………... - Vỏ:………... - Đường kính ngang ngực, chiều cao cây:………... - Lá: ………... - Cụm hoa:………... Hoa:………... - Quả:………... Công dụng:………... - Các đặc điểm khác ………...
+ Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài (Thìn 1997, 2007).
+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, v.v…
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên quan điểm kế thừa các nghiên cứu đã có và chỉ tiến hành điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu được quán triệt sử dụng. Tiếp cận đa chiều theo nhiều hướng khác nhau để thu được kết quả là tốt nhất và có độ tin cậy cao.
b) Điều tra vật hậu
-Quan sát 5 cây tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái với các vị trí khác nhau
- Thời gian quan sát theo dõi 5 tháng ( tháng 6 tháng 11 năm 2014 ) - Phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện trường: Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa. Chú ý sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của loài. Phương pháp nghiên cứu vật hậu học được thực hiện theo giáo trình “Cây rừng Việt Nam” của Trường Đại học Lâm nghiệp (1966) và của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) (mẫu bảng 01).
- Phương pháp kế thừa: Do thời gian tiến hành làm đề tài giới hạn nên không thể theo dõi hết được chu kỳ sinh sản của loài, vì vậy cần phải kế thừa các kết quả nghiên cứu về vật hậu trước đó cùng với kết quả quan sát ngoài thực tế để kết quả điều tra vật hậu được chính xác nhất.
Mẫu bảng 01: Điều tra đặc điểm vật hậu học của cây
- Số hiệu:...Người ghi chép:... - Tên cây:...Họ:... - Địa điểm:... - Đặc tính bên ngoài (cao, đường kính):... - Điều kiện nơi sinh trưởng:...
Bảng 01: Điều tra đặc tính vật hậu học của cây. Ngày theo dõi Tháng Đặc điểm thời tiết Vật hậu Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Các vấn đề quan sát vật hậu như trình bày phần nội dung.
Ngoài việc ghi các ký hiệu như trên vào cột, cần ghi các mô tả như mùi vị, màu sắc, v.v...