Theo tính chất vật lí, ta thấy đƣợc vật do có ánh sáng trắng chiếu đến vật và phản chiếu đến mắt ta. Ánh sáng trắng là một dải quang phổ liên tục trải dài từ tia hồng ngoại(có bƣớc sóng dài nhất) đến tia tử cực tím(có bƣớc sóng ngắn nhất). Ta thấy các vật có màu sắc là do vật không hấp thụ được màu đó nên sẽ phản xạ đến mắt ngƣời và ta nhìn thấy màu sắc không đƣợc hấp thụ đó. Ví dụ, ta thấy lá cây thƣờng có màu xanh đó là do khi hấp thụ ánh sáng, tia sáng màu xanh lục rất ít đƣợc hấp thụ(lá cây hấp thụ chủ yếu là tia sáng màu đỏ, lam và tím) và phản xạ vào mắt ngƣời nên ta thấy lá cây thƣờng có màu xanh.
Cảm biến có tác dụng đo độ sáng của bề mặt mà nó tác động. Đầu phát của cảm biến phát ra một nguồn sáng về phía trƣớc. Nếu có vật thể che chắn, nguồn sáng này tác động lên vật thể và phản xạ ngƣợc lại đầu thu, đầu thu nhận tín hiệu ánh sáng này và chuyển thành tín hiệu điện. Nếu khoảng cách từ vật thể đến đầu thu quá xa, đầu thu sẽ nhận ánh sáng từ môi trƣờng và gây ra sự sai lêch trong phép đo. Tóm lại, đầu thu sẽ ghi nhận bất cứ ánh sáng nào mà nó đƣợc tác động. Do đó, khi đo trong thực tế, bạn cần phải để cảm biến ở khoảng cách đủ gần với bề mặt cần đo để có đƣợc kết quả chính xác.
Hình 9.3 Cảm biến ánh sáng
Led màu đỏ trên cảm biến ánh sáng NXT phát ánh sáng ra trên bề mặt. Led còn lại sẽ nhận ánh sáng phản chiếu từ bề mặt và chuyển thành tín hiệu điện. Trong dải màu mà đầu thu nhận đƣợc, màu tối nhất(0) và màu sáng nhất(100), độ phân giải là 1 đơn vị.
Những gì chúng ta thấy.
57
Khái niệm “điểm kích hoạt” : là giá trị cụ thể bằng con số mà tại ngƣỡng đó điều kiện thay đổi sẽ xảy ra. Ví dụ : bạn có thể lập[chƣơng] trình cho Robot của bạn di chuyển về phía trƣớc chỉ khi mức độ ánh sáng tăng lên trên 60%. Nhƣ vậy, “điểm kích hoạt” sẽ là 60.