Vận chuyển và trung chuyển:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Trang 49 - 50)

- Lò đốt: là lò hai cấp, công suất 01 tấn/ ngày,

e) Vận chuyển và trung chuyển:

Chất thải rắn y tế lây nhiễm thu gom tại nguồn được vận chuyển theo hai con đường như sau: Vận chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý, quy trình này do CITENCO thực hiện, với khối lượng khoảng 8,5-9 tấn/ngày (65-70% tổng khối lượng thu gom).

Vận chuyển đến các điểm tập trung (trạm trung chuyển), quy trình này do Công ty TNHH MTV DVCI thực hiện, với khối lượng khoảng 3,5-4 tấn/ngày (30-35% tổng khối lượng thu gom), sau đó từ điểm tập trung được CITENCO tiếp tục vận chuyển đến nhà máy xử lý. Các điểm tập trung thường được chọn là tại các bệnh viện quận huyện (tại đây có nhà chứa chất thải y tế lây nhiễm) và các trạm trung chuyển trên địa bàn của quận. Chất thải rắn y tế được lưu giữ tại các điểm tập trung không quá 72 giờ tính cả thời gian lưu giữ tại nguồn.

Dưới đây là sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế lây nhiễm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.17 Sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế.

Bên cạnh hệ thống thu gom vận chuyển của Nhà nước, thành phố Hồ Chí Minh còn có một số đơn vị tư nhân có chức năng thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại (hành nghề quản lý chất thải nguy hại) tham gia thu gom vận chuyển, tuy nhiên, mức độ tham gia vào hệ thống còn rất hạn chế, chủ yếu là thu gom xử lý một số loại chất thải y tế phát sinh từ nguồn không thường xuyên (khi có phát sinh chất thải, chủ nguồn thải tự thảo thuận dịch vụ xử lý với các đơn vị tư nhân). Nguyên nhân của hạn chế này là do trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu, tính kinh tế và hiểm họa lây nhiễm không hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w