Phương án chuyển giao xử lý chất thải của bệnh viện:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Trang 32 - 34)

- Chất thải lây nhiễm không sắt nhọn (loại B) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C)

2.5.2Phương án chuyển giao xử lý chất thải của bệnh viện:

Với tư cách là chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Bệnh Viện Thủ Đức đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình tuân thủ theo điều 9 - Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2011 Quy định về Quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

Bệnh viện đã thực hiện các bước tại cơ sở, bao gồm: 1. Giảm thiểu và phân loại CTNH ngay từ nguồn thải;

2. Đóng gói CTNH theo chủng loại trong các bao bì thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ký hiệu phải rõ ràng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 3. Lưu giữ an toàn các CTNH trong khu vực sản xuất, kinh doanh trước khi chuyển giao

CTNH cho các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy; việc lưu giữ CTNH phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a. Đáp ứng các yêu cầu về quản lý CTNH do CQQLNNMT quy định (rào ngăn, biển báo và các biện pháp bảo đảm khác) tại các khu vực lưu giữ;

b. Không để lẫn với chất thải không nguy hại (kể cả chất thải rắn, lỏng) và cách ly với các CTNH khác;

c. Có phương án phòng chống sự cố, bảo đảm an toàn trong khu vực lưu giữ.

Do không có năng lực tiêu hủy chất thải nguy hại, do vậy bệnh viện đã ký hợp đồng với đơn vị chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH là Công ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị Thành Phố (CITENCO), Tp.Hồ Chí Minh, là đơn vị chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy được cấp giấy phép hoạt động.

Bệnh viện đã đăng ký hoạt động với CQQLNNMT là Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh và được cấp sổ đăng ký quản lý CTNH;

Lập chứng từ: Điền và ký tên vào phần I chứng từ CTNH và yêu cầu các chủ thu gom, vận chuyển điền và ký tên vào phần II của chứng từ CTNH (Theo quy định).

Kiểm tra, xác nhận CTNH trong quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy đến đúng địa điểm, cơ sở theo quy định của hợp đồng;

Giải trình và cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được kiểm tra;

Các chất thải nguy hại tại bệnh viện được đánh mã số rõ ràng theo Quyết định số: 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. Ví dụ:

(Xem thêm phần phụ lục).

Chất thải có tác nhân gây ô nhiễm – Mã ký hiệu: 130101. Hóa chất thải – Mã ký hiệu: 130102.

Bóng đèn – Mã ký hiệu: 160106.

Phương pháp xử lý chất thải của Bệnh Viện Thủ Đức được công ty CITENCO thực hiện bằng các phương pháp:

TĐ – Xử lý bằng lò đốt chuyên dụng.

HR – Xử lý bằng phương pháp hóa rắn/Ổn định

hóa/Thủy tinh hóa.

Hình 2.15:Hình ảnh một số hoạt động tại cơ sở tiêu hủy chất thải nguy hại – C.ty Việt Úc 2.6 Dự báo gia tăng chất thải tại Bệnh Viện Thủ Đức:

Với quy mô bệnh viện 500 giường như hiện tại và năng lực khám chữa bệnh 1.800 lượt bệnh/ngày như hiện tại, thì đã vượt quá công suất khám chữa bệnh của bệnh viện.

Mặt khác trong tương lai gần, bệnh viện chưa có kế hoạch nâng cấp và mở rộng.

Do vậy trước mắt và trong tương lai gần thì lượng chất thải và chất thải nguy hại của bệnh viện cũng không gia tăng đáng kể so với hiện tại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Trang 32 - 34)