- Chất thải lây nhiễm không sắt nhọn (loại B) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C)
2.7.1 Vận chuyển chất thải nguy hại:
Hiện nay, chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất được các chủ vận chuyển thu gom và vận chuyển trực tiếp đến đơn vị xử lý chất thải nguy hại. Đặc thù của hoạt động quản lý chất thải nguy hại không có trạm trung chuyển, thông thường chất thải nguy hại được lưu giữ tạm tại các cơ sở sản xuất và chuyển giao khi số lượng đủ lớn. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ công ty liên doanh xi măng Holcim là có trạm trung chuyển (quận 2) sau đó đưa về nhà máy xử
lý chất thải nguy hại tại Kiên Giang. Trong các năm qua các cơ sở sản xuất có hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại cho Công ty liên doanh xi măng Holcim trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chiếm số lượng khá lớn, để thuận lợi cho công tác vận chuyển chất thải nguy hại từ thành phố Hồ Chí Minh về Kiên Giang để xử lý, công ty liên doanh xi măng Holcim lập trạm trung chuyển tại quận 2 để tập kết chất thải nguy hại.
Hình 2.16: Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại hiện nay vẫn là các phương tiện thông dụng để chuyên chở hàng hoá hoặc chuyên dùng để vận chuyển chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, vẫn chưa có các phương tiện chuyên dùng cho vận chuyển chất thải nguy hại. Do đó, việc sử dụng các phương tiện này để chở chất thải nguy hại sẽ không đảm bảo sự cô lập chất thải với môi trường, do đó nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình chuyên chở là rất cao và các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại chưa thực hiện đầy đủ việc dán các dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa chất thải nguy hại, thiếu trang bị các thiết bị phòng chống sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Một vài đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép có trang bị GPS nhưng tự quản lý thông tin, thành phố chưa có quy định cũng như chưa có hệ thống kỹ thuật để kiểm soát thông tin.
Hình thức vận chuyển chất thải nguy hại: có 02 hình thức thu gom - vận chuyển chất thải nguy hại:
(1) Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. (2) Thu gom chất thải nguy hại từ Thành phố Hồ Chí Minh vận chuyển đến cho các đơn vị xử lý, tiêu hủy ngoài tỉnh để xử lý, tiêu hủy và ngược lại
Thống kê báo cáo năm 2010, thống kê trên 2 Công ty xử lý (Công ty CP Môi trường Việt Úc và Công ty TNHH Môi trường Xanh) số lượng chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh để xử lý từ 15-17 tấn/ngày và có khoảng 8-10 tấn/ngày chất thải nguy hại từ Thành phố Hồ Chí Minh được thu gom, vận chuyển đến các tỉnh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Kiên Giang để xử lý, tiêu hủy (số liệu này chưa thống kê đầy đủ hết các đơn vị vận chuyển và xử lý hoạt động ngoài tỉnh vào Thành phố Hồ Chí Minh thu gom chất thải).
Bảng 2.16: Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố
Phương tiện Số lượng (chiếc) Công suất (tấn)
Xe tải 72 238
Xe bồn (xi téc) 16 104.117
Xà lan 03 1.010
Nhìn chung, các chủ vận chuyển đa số là không có kho lưu chứa chất thải nguy hại, thường là vận chuyển trực tiếp từ chủ nguồn thải đến chủ xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Khó khăn hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thể kiểm soát được số lượng chất thải nguy hại từ các tỉnh thành khác vận chuyển về thành phố xử lý, tiêu hủy và ngược lại.