Phương pháp thu gom, phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải Y tế tại Bệnh Viện Thủ Đức:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Trang 25 - 32)

- Chất thải lây nhiễm không sắt nhọn (loại B) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C)

2.4.7Phương pháp thu gom, phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải Y tế tại Bệnh Viện Thủ Đức:

Tên chất thải Mã

CTNH Số lượng(kg) Phương phápXử lý Đơn vị tiếp nhận CTNH Ghi chú Chất thải có

chứa tác nhân lây nhiễm

130101 43.447 TĐ Cty TNHH MTV

MTĐT

Hóa chất thải 130102 1.552 TĐ Cty TNHH MTV MTĐT

Bóng đèn 160106 10 HR, CL Cty TNHH MTV MTĐT

Tổng số

lượng 45.009

Bảng 2.15: Thống kê chất thải khác (không nguy hại) trong 06 tháng vừa qua:

Tên chất thải Số lượng (kg) Phương pháp xử lý, tiêu hủy Tên, địa chỉ đơn vị xử lý, tiêu hủy Ghi chú

Rác sinh hoạt 6.584 Chôn lấp Cty TNHH MTV MTĐT

Tổng số lượng 6.584

2.4.7 Phương pháp thu gom, phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải Y tế tại Bệnh Viện Thủ Đức: Đức:

Với vai trò là chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại, Bệnh Viện Thủ Đức đã thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phát sinh ngay tại nguồn (Các khoa, phòng ban) của Bệnh Viện.

Chất thải nguy hại được đóng gói theo chủng loại trong các bao bì thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ký hiệu rõ ràng theo quy định.

Phương pháp thu gom và phân loại được thực hiện theo Quy chế “Quản lý chất thải rắn“ ban hành theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Sơ đồ hệ thống phân loại và thu gom chất thải rắn tại bệnh viện

Các nguồn phát sinh chất thải

Phân loại ngay tại chỗ

Rác thải độc hại dạng vô cơ, hữu cơ, các hóa chất và các

dược liệu quá hạn…

Thu gom tập trung

Thu gom tập trung Thu gom tập trung

Vô cơ hóa hoàn

Sơ đồ phân loại và giải pháp phân loại rác thải y tế tại Bệnh Viện Thủ Đức

Việc kiểm soát và phân loại rác được thực hiện ngay từ đầu, và tổ chức rất tốt. Từ từng buồng bệnh, từ từng khoa trong Bệnh viện. Toàn bộ các y bác sĩ, hộ lý và cán bộ công nhân viên, bệnh nhân cũng như người nhà chăm sóc bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện phân loại từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã mầu kèm biểu tượng theo đúng quy định ngay tại buồng bệnh, ngay tại nơi phát sinh rác thải.

Hình 2.6: Hình ảnh chụp rác thải tại Bệnh Viện Thủ Đức được phân loại ngay tại nguồn. * Các dụng cụ bao bì, Thùng thu gom phân loại và vận chuyển chất thải trong bệnh viện

- Mã màu sắc:

1. Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.

2. Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ. 3. Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ. 4. Mầu trắng đựng chất thải tái chế.

- Túi đựng chất thải:

1. Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC. 2. Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng

chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3.

3. Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.

- Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn:

a) Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng. b) Có khả năng chống thấm.

c) Kích thước phù hợp. d) Có nắp đóng mở dễ dàng.

đ) Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.

e) Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.

g) Mầu vàng.

h) Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.

i) Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

2. Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy huỷ kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy huỷ, cắt bơm kim.

3. Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.

- Thùng đựng chất thải:

a) Phải làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy.

b) Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng.

c) Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.

d) Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh. đ) Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng.

e) Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít.

g) Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.

Biểu tượng chỉ loại chất thải:

Mặt ngoài thùng đựng một số chất thải nguy hại và chất thải để tái chế có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp.

Hình 2.7: Biểu tượng nguy hại sinh học

- Thùng màu đen đựng chất thải gây độc thế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “ Chất gây độc tế bào”.

Hình 2.8: Biểu tượng Chất gây độc tế bào

- Thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “ Chất thải phóng xạ”.

Hình 2.9: Biểu tượng Chất thải phóng xạ (Hình vẽ trên nền đỏ)

- Thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.

Hình 2.10: Biểu tượng Chất thải có thể tái chế

Mỗi khoa, phòng, buồng bệnh sẽ được đặt các thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, tại nơi đặt thùng đựng chất thải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom ở vị trí dễ nhìn và thuận tiện. Túi sạch thu gom chất thải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của từng khoa trong bệnh viện. Sau khi các túi chứa chất thải được thu gom thì các thùng đựng sẽ được vệ sinh hàng ngày. Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại và sẽ được các hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã mầu quy định và có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.

Hình 2.11:Hình ảnh các khoa chức năng của bệnh viện

Hình 2.12:Hình ảnh thùng chứa chất thải được phân loại tại nguồn – Chụp tại phòng lấy máu và ngoài hành lang của khoa cận lâm sàng.

(Túi đựng chất thải và thùng đựng chất thải có màu đồng nhất: 1. Túi Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm - được đựng trong thùng màu vàng. 2. Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ - được đựng trong thùng màu xanh).

Việc lưu giữ tạm thời tại Bệnh Viện được thực hiện an toàn trước khi chuyển giao CTNH cho chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy. Thời gian lưu trữ trong một ngày làm việc (24h).

Hình 2.13:Hình chụp điểm lưu trữ tạm thời chất thải của Bệnh Viện Thủ Đức

Khu vực lưu trữ chất thải cách xa các phòng, ban và các công trình khác, nằm ngay góc đông bắc của bệnh viện, sát với trạm xử lý nước thải (Đây là khu vực cách ly độc lập). Phòng lưu giữ được xây dựng bằng hai phòng có tường bao che kết cấu bằng gạch, mái che bằng bê tông, cửa thép có khóa và có bảng chỉ dẫn rõ ràng.

(Trong hình ảnh ta thấy phòng chứa rác y tế có lắp điều hòa để bảo quản lạnh rác thải nguy hại, thùng chứa có in ký hiệu: Biểu tượng nguy hại sinh học).

Hai phòng này để hai loại chất thải khác nhau: Một phòng sử dụng lưu trữ chất thải thông thường, một phòng lưu trữ chất thải nguy hại. Việc xây dựng hai phòng trên, các chất thải được để riêng biệt và không lẫn với nhau.

Tại phòng lưu trữ chất thải nguy hại được lắp điều hòa không khí để bảo quản lạnh chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Trang 25 - 32)