B. NỘI DUNG
2.1.2. Những chủ trương định hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộ
hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Cần Thơ
2.1.2.1. Khái niệm kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khái niệm kinh tế thị trường và những đặc trưng của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất. Trong lịch sử, hình thái kinh tế hàng hóa phát triển từ thấp đến cao qua các loại hình: kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế thị trường tự do cổ điển và kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường nói chung là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Nó không đối lập với kinh tế hàng hóa mà giống nhau về mặt bản chất. Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều diễn ra trên thị trường, chịu sự chi phối của quy luật kinh tế thị trường vốn có hay chịu sự chi phối của kinh tế thị trường điều chỉnh. Nền kinh tế thị trường tự do dựa trên kỹ thuật cơ điện gắn liền với nền văn minh công nghiệp, dựa vào tư hữu nhỏ và tư hữu lớn, ứng với nó là cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp và tiến tới nông – công nghiệp – dịch vụ. Kinh tế thị trường tự do phát triển lên mức cao hơn là kinh tế thị trường hiện đại, đây là hình thức phát triển cao nhất của kinh tế hàng hóa. Ở đó tất cả các quan hệ kinh tế đều được xử lý trên nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế thị trường hiện đại không chỉ có sự điều khiển của “bàn tay vô hình” nữa mà lúc này còn có thêm “bàn tay hữu hình” - sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Và cho đến nay, dù ở những mức độ, phạm vi và tính chất khác nhau nhưng tất cả các nước trên thế giới đều đang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường hiện đại.
Nền kinh tế thị trường hiện đại dựa trên kỹ thuật điện tử tin học, gắn liền với nền văn minh hậu công nghiệp hay là văn minh trí tuệ. Kinh tế thị trường hiện đại tồn tại các hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu cổ phần và sở hữu quốc tế. Dựa trên cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, hoạt động dưới sự điều
35
khiển của bàn tay vô hình và hữu hình. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng kinh tế thị trường là một hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, mang tính chất phổ biến trong xã hội tư bản. Nhưng chúng ta không đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa, nó không còn là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản như một số người trước đây vẫn thường nghĩ. Nay, kinh tế thị trường là sản phẩm chung của nền văn minh nhân loại. Trong xã hội tư bản, kinh tế thị trường chiếm ưu thế, đó là nền kinh tế thị trường tự do, quan hệ giữa người với người là quan hệ kinh tế, mọi người đều mưu cầu lợi ích kinh tế. Quan hệ giữa các cá nhân, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường là quan hệ cạnh tranh nhằm mục đích đạt được lợi ích của bản thân mình.
Đặc điểm của kinh tế thị trường
Trên thế giới có nhiều quốc gia phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, mặc dù về quy mô và tính chất có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng chúng ta có thể nêu lên những đặc điểm mang tính phổ biến như sau:
Một là, trong kinh tế thị trường, tính tự chủ của các chủ thể kinh tế là rất cao.
Các chủ thể kinh tế chấp nhận những chi phí và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất cũng như kinh doanh của mình. Họ được tự do liên kết, liên doanh, tự do tổ chức sản xuất theo luật định. Đây là một đặc điểm rất quan trọng của kinh tế thị trường.
Hai là, kinh tế thị trường có số lượng hàng hóa rất phong phú, người mua và
người bán tự do hoạt động kinh doanh sản xuất và họ gặp nhau ở giá cả. Sự phong phú của hàng hóa, nên kinh tế thị trường phản ánh một trình độ sản xuất cao, mức độ của quan hệ trao đổi và cả trình độ phân công lao động xã hội. Ưu thế của kinh tế thị trường đã phản ánh trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật công nghệ. Nói đến kinh tế thị trường là nói đến một nền sản xuất với trình độ cao.
Ba là, trong kinh tế thị trường, quy luật giá cả là quy luật trao đổi và mua bán
hàng hóa. Để hình thành kinh tế thị trường cần tôn trọng giá cả thị trường. Nhà nước không nên có sự can thiệp trực tiếp vào giá cả mà chỉ nên can thiệp gián tiếp ở mức độ nhất định.
36
trường, cạnh tranh diễn ra một cách phổ biến cả trong sản xuất và lưu thông. Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất bao gồm cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Còn cạnh tranh trong lĩnh vực lưu thông bao gồm cạnh tranh giữa những người tham gia trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Năm là, kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở, nó rất đa dạng và phức tạp,
kinh tế thị trường được điều hành bằng hệ thống tiền tệ và hệ thống pháp luật của nhà nước.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, có một thời gian dài nước ta đã có nhận thức chưa đúng về vai trò của sản xuất hàng hóa, của kinh tế thị trường. Chúng ta chưa thấy được quy luật cung cầu và chỉ chú trọng vào xem xét mặt tiêu cực của kinh tế thị trường mà chưa đánh giá hết những giá trị mà kinh tế thị trường mang lại. Tuy nhiên, Đảng và nhân dân ta đã kịp thời nhìn nhận lại và có những sửa đổi nhất định. Sau khi nhìn lại những sai lầm trong quá trình thực hiện cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta thừa nhận đã có những thành kiến đối với nền kinh tế hàng hóa và đề ra chủ trương: quá trình sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hóa kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hóa... việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng – tiền đòi hỏi nền sản xuất gắn liền với thị trường. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình nhận thức, trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã cụ thể hóa quan niệm về kinh tế thị trường. Đảng ta khẳng định: “thị trường hoàn chỉnh ở nước ta sẽ dần hình thành bao gồm cả thị trường lao động, thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Đó sẽ là thị trường thông suốt trong cả nước và thị trường thế giới, thị trường đó sẽ đóng vai trò trực tiếp hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mặt hàng, quy mô, công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong môi trường hợp tác và cạnh tranh”. Đến đại hội lần thứ VIII (6/1996) Đảng ta đã xác định rõ hơn về vai trò của kinh tế thị trường: “cơ chế thị trường đã phát huy
37
mà còn là một nhân tố khách quan, cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa” [12; tr.26]. Như vậy, trải qua quá trình đổi
mới, quan niệm về vai trò của kinh tế thị trường đã được khẳng định một cách đúng đắn. Thực tiễn qua 15 năm đổi mới đất nước, ta có thể nhận thấy: quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu và phải trải qua quá trình đấu tranh phức tạp và gian khổ.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chấp nhận quy luật cạnh tranh nhưng không dã man, tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu gắn liền với xóa đói giảm nghèo, gia tăng về mức sống nhưng luôn giữ gìn đạo đức và bản sắc văn hóa dân tộc, kinh tế thị trường gắn với xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở những điểm sau:
Một là, phát triển kinh tế hàng hóa kinh tế thị trường với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, với sự đa dạng của các hình thức sở hữu, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Hai là, phát triển nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường định
hướng xã hôị chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo sự thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường hội nhập vào khu vực
và thế giới với nhiều hình thức khác nhau.
Như vậy chúng ta thấy rằng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hoạt động trong môi trường đa dạng của các quan hệ sở hữu, chế độ công hữu giữ vai trò quan trọng làm nền tảng của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế chủ đạo. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương
38
tiện mà còn là mục tiêu của xã hội mới. Sự thành công của nền kinh tế không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà còn là mức sống của người dân, y tế, giáo dục cũng được phát triển và khoảng cách giàu nghèo ngày càng giảm, mỗi cá nhân ngày càng có điều kiện tốt hơn để phát triển chính mình.
Về vần đề phân phối, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo tốt các vấn đề xã hội. Lợi nhuận kinh doanh sản xuất và vấn đề xã hội luôn đi đôi với nhau, kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo và bảo vệ thu nhập chính đáng của mọi thành viên trong xã hội.
2.1.2.2. Những chủ trương định hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Cần Thơ
Sau khi trải qua những đổi mới cục bộ, từng phần, theo hướng từng bước xóa bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, tạo môi trường và điều kiện để mở rộng các quan hệ thị trường (như: “Khoán 100” trong nông nghiệp theo Chỉ thị 100- CT/TW ngày 13 tháng 1 năm 1981 của Ban Bí thư, “Ba phần kế hoạch” trong công nghiệp theo Quyết định 25/QĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế phi hàng hóa, phi thị trường; chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Chủ trương đó đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong tư duy và quan niệm của Đảng ta về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tại Đại hội VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991) của Đảng đã xác định: “Phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” [11; tr.9-10]; xem đó là một trong bảy
phương hướng cơ bản trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với thực tiễn của công cuộc đổi mới, nhận thức của Đảng ta về vấn đề này ngày càng rõ ràng và đầy đủ hơn. Tại Đại hội VIII, Đảng ta có quan niệm rất quan trọng, khi khẳng định: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa
39
cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”
[12; tr.97]. Đến Đại hội IX, khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được chính thức đưa vào văn kiện của Đại hội; và Đảng ta coi “Đó là mô hình
kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” [14; tr.88].
Việc tổ chức thực hiện chủ trương đó qua gần 25 năm đổi mới đã đem lại những thành tựu to lớn, rất quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Diện mạo của nước ta đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; đến nay, nước ta đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển, với GDP bình quân 1.200 USD/người; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững; nước ta được xem là một trong những nơi an toàn nhất thế giới để thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài. Việc gia nhập WTO đã đánh dấu sự hội nhập sâu, rộng của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, khẳng định những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, cũng như vị thế ngày càng tăng của nước ta trên trường quốc tế. Thực tiễn đó là cơ sở để Đảng ta tiếp tục khẳng định “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội” trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), xem đó là một trong 8 phương hướng cơ bản nhằm xây dựng xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Về phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 2010 - 2015, Thành phố Cần Thơ phấn đấu đưa nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương, xứng tầm là đô thị văn minh, hiện đại, trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bảo đảm các chính sách an sinh xã hội, giảm mạnh hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu. Thực hiện tốt tiêu chí về con người Cần Thơ “Trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch”. Đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và hiệu quả, quan tâm đội ngũ cán bộ nữ, trẻ, người dân tộc. Tăng cường quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định
40
chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; tăng cường hiệu lực, hiệu qủa của chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết, phát huy sức