0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Khái quát về Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY (Trang 30 -34 )

B. NỘI DUNG

2.1.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ

2.1.1.1. Vị trí địa lý và Điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý:

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý:

105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông, và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Thành phố Cần Thơ có các điểm cực: Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt; Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh; Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai; Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng; Trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Diện tích nội thành là 53 km2. Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.200.300 người, mật độ dân số tính đến 2011 là 852 người/km². Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.

31

Đơn vị hành chính: Thành phố Cần Thơ có 5 đơn vị hành chính cấp quận, đó là Quận Cái Răng, Q uận Bình Thủy, Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn và Quận Thốt Nốt; Và 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Huyện Cờ Đỏ, Huyện Phong Điền, Huyện Thới Lai và Huyện Vĩnh Thạnh.

Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Về địa hình:

Thành phố Cần Thơ nhìn chung có địa hình tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp. Cao độ trung bình khoảng 1,00 - 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó, Thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

Địa mạo bao gồm 3 dạng chính: Ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng của triều cường cùng với lũ cuối vụ.

Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

32

Theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, nền kinh tế Thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, tốc độ GDP bình quân 5 năm đạt 15,13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 14,14%, đến năm 2010 đạt 36,82 triệu đồng, tương đương 1.950 USD. Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá cao. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển mạnh về quy mô, ngành nghề, thị trường và hiệu quả hoạt động. Huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư phát triển ngày càng tăng, tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt trên 85.062 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Nhiều công trình, dự án của thành phố và Trung ương đầu tư trên địa bàn đã đưa vào sử dụng như sân bay Cần Thơ giai đoạn 1, cầu Cần Thơ, quốc lộ 1A..., bộ mặt đô thị hình thành rõ nét hơn. Văn hoá - xã hội chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,67%; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn. Thành phố Cần Thơ được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, từng bước thể hiện vai trò trung tâm trên một số lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỷ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỷ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỷ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 16.770 tỷ đồng.

33

Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách được 5.092 tỷ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao,… Tuy nhiên, Bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chưa giảm,…

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lượng 1.194,7 tấn. Ngoài ra, có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

34

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY (Trang 30 -34 )

×