Kiến nghị với ngành chủ quản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 80 - 83)

- Mục tiêu chung: Cơ quan thuế cần chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực để thực

3.3.2 Kiến nghị với ngành chủ quản

- Tăng cường đào tạo đội ngũ CBCC đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia về thuế, ứng dụng công nghệ cao vào làm việc chuyên nghiệp có đủ năng lực, kỹ năng thành thạo, tận tâm với công việc và thân thiện với NNT, đổi mới tư duy hành động để quán lý thuế có hiệu quả mặt khác CBCC phải liêm chính luôn tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, trung thực và minh bạch.

- Đề nghị nâng cấp hạ tầng truyền thông từ Cục Thuế đến Chi cục thuế; triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế cho Chi cục Thuế.

- Hoàn thiện chính sách lương và điều kiện, môi trường làm việc đối với công chức thuế. Vì vậy, đề nghị Nhà nước áp dụng chính sách lương đặc thù cho ngành thuế và môi trường làm việc phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức ngành thuế thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

KẾT LUẬN

Hộ kinh doanh cá thể có tiềm năng to lớn và vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ quan điểm đúng đắn về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước HKD có điều kiện thuận lợi để phát triển. Với đặc điểm, tập quán và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian tới HKD sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển và là một thành phần không thể thiếu của nền kinh tế. HKD phát triển là một nhân tố thúc đẩy SXKD, kích thích cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế khác bên cạnh đó HKD còn mang tính xã hội sâu sắc như giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện mức sống, ổn định kinh tế - xã hội và đóng góp số thu ngày càng tăng cho NSNN. Song cùng với những mặt tích cực, HKD phát triển cũng tạo ra những vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là tình trạng phát triển tự phát, thất thu về thuế tạo sức ép cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý thuế.

Hoàn thiện QLT đối với HKD dựa trên quan điểm HKD là khách hàng, tiếp cận theo các nội dung QLT hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuân thủ thuế với kỳ vọng tăng cường tính tuân thủ tự nguyện, từ đó giảm nguồn lực, chi phí QLT đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm đối tượng có số lượng đông đảo và tăng trưởng nhanh như HKD. Nghiên cứu đề tài “ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, Hà Nội” tác giả hy vọng hệ thống những nghiên cứu về HKD, phân tích thực trạng QLT đối với HKD trên địa bàn huyện Chương Mỹ và đóng góp những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLT đối với HKD. QLT đối với HKD cần tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với xu hướng quản lý thuế hiện đại, nâng cao hiệu quả các chức năng quản lý thuế trên cơ sở tuân thủ thuế HKD. Để các giải pháp QLT đối với HKD có hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải pháp và quan trọng nhất là phải có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của địa phương, các ngành tạo điều kiện để ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế, thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.

1. Bộ tài chính (2005), Đề cao kỷ luật tài chính, tập trung nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội;

2. Bộ tài chính (2002), Thông tư số 96/2002/TT- BTC ngày 24/10/2002 hướng dẫn về thu thuế Môn bài;

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

5. Đỗ Ngọc Nam (2011), Quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ;

6. Nguyễn Công Thạch (2013), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiên- tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ;

7. Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

8. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

9. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khóa XI (2006), Luật Quản lý thuế,

NXB Tài chính, Hà Nội;

10. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khóa XI (2006), Luật thuế Giá trị gia tăng, NXB Tài chính, Hà Nội;

11. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khóa XI (2006), Luật thuế thu

nhập cá nhân, NXB Tài chính, Hà Nội;

12. Tổng cục Thuế (2014), Quy trình quản lý thuế số 1688/BTC-TCT đối với hộ kinh doanh;

13. Tổng cục Thuế (2007), Luật quản lý thuế & các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính;

14. Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược hoàn thiện hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2011-2020;

kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ;

17. UBND huyện Chương Mỹ (2012-2014): Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyên Chương Mỹ hàng năm;

18. UBND huyện Chương Mỹ (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 80 - 83)