- Mục tiêu chung: Cơ quan thuế cần chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực để thực
3.3.1 Giải pháp tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý NNT
Chi cục thuế cần phối hợp với Chính quyền các xã-thị trấn tập trung rà soát đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn để thống kê toàn bộ các đối tượng thực tế có kinh doanh kể cả đối tượng đã được cấp MST và chưa được cấp MST để đưa vào diện quản lý thu thuế. Đối với các đối tượng chưa được cấp MST cán bộ thuế có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu họ làm hồ sơ để được cấp MST. Phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch để kịp thời cập nhật và quản lý các hộ kinh doanh ngay từ khâu đăng ký kinh doanh. Chi cục thuế cần xây dựng quy chế phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp MST để làm cơ sở cho công tác quản lý thu thuế. Tổ chức kiểm tra điển hình tình hình quản lý hộ kinh doanh trên một số địa bàn, qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ kinh doanh, rút kinh nghiệm và giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ đưa thêm vào
quản lý cho từng đội thuế. Căn cứ chỉ tiêu đã giao hàng tháng có kiểm tra, đánh giá phân tích những tồn tại, tìm biện pháp khắc phục ngay trong tháng sau. Kiên quyết chống thất thu triệt để về số lượng hộ kinh doanh. Tổ chức điều tra thí điểm doanh thu kinh doanh của một số hộ nhất là các hộ nộp thuế khoán để đánh giá mức độ thất thu về doanh thu để có cơ sở điều chỉnh doanh số của các hộ, đồng thời căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn để làm cơ sở giao chỉ tiêu phấn đấu tăng so với mức thuế khoán hiện nay cho từng đội thuế. Quá trình tổ chức điều tra không làm tràn lan mà tập trung vào những ngành, những loại hộ đang thất thu nhiều như thương mại, ăn uống, giải khát, dịch vụ vv.. Việc điều tra, xác định lại doanh số và mức thuế phải làm đúng quy trình, quy định, thực hiện công khai. Lập và giao dự toán thu cho các đội thuế sát với tình hình thực tế và tiềm năng của từng địa phương thuộc địa bàn quản lý của từng đội.