Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 78 - 79)

- Mục tiêu chung: Cơ quan thuế cần chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực để thực

3.3.5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế

Để bảo đảm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách thuế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, công tác đào tạo cán bộ cần thực hiện theo hướng sau:

- Đào tạo cán bộ theo hướng kỹ năng chuyên sâu theo từng chức năng công việc. Trang bị kiến thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn, bảo đảm đội ngũ cán bộ nắm vững chính sách thuế làm cơ sở cho hoạch định chính sách thuế cũng như đề xuất các biện pháp quản lý thuế

- Đào tạo cán bộ thành các chuyên gia giỏi, cán bộ đầu ngành, nhiều kinh nghiệm quản lý để đảm đương công việc mũi nhọn của ngành và các lĩnh vực quản lý thuế phức tạp.

Vì vậy, cần xây dựng và thực hiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, chuẩn mực đạo đức của cán bộ thuế tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng và cán bộ thuế các cấp trong việc thực thi nhiệm vụ. Quy định các tiêu chuẩn cụ thể đánh giá kết quả công tác của từng loại cán bộ. Đánh giá cán bộ căn cứ vào kết quả công tác (số lượng và chất lượng công việc được giao) coi trọng tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, chính trị.

Tăng cường và đổi mới về nội dung lẫn phương pháp làm việc của cán bộ, đặc biệt là việc xây dựng tiêu thức để thực hiện đánh giá cán bộ một cách nghiêm túc, không hình thức, thực hiện dân chủ, công khai trong công tác cán bộ. Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác cán bộ, từ tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, luân

chuyển đến đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, cần xây dựng quy chế quy định trách nhiệm cán bộ, công chức một cách rõ ràng và công khai. Đổi mới và hoàn thiện các thể chế để cán bộ phát huy đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng.

- Triển khai công tác luân chuyển cán bộ và luân phiên công việc theo quy chế của ngành, nhằm hạn chế tiêu cực, khắc phục sự bảo thủ, trì trệ do ổn định quá lâu một công việc, một vị trí.

Đối với các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ huyện đến các xã – thị trấn cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ thu ngân sách. Đối với cấp huyện, hàng năm lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách làm tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng và Chính quyền cấp xã. Khi bình xét thi đua khen thưởng cho cấp xã nên lấy ý kiến của cơ quan thuế. Kiên quyết không xét khen thưởng đối với các xã không phối hợp tốt với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế. Đối với Chính quyền các xã – thị trấn cần nhận thực rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với cơ quan thuế nhất là công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng các hộ kinh doanh trong phạm vi địa bàn quản lý, tránh tư tưởng ỷ lại cho rằng nhiệm vụ thu thuế là của Cơ quan thuế. Người đứng đầu địa phương cấp xã cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình thất thu trên địa bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 78 - 79)