Công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng GD&ĐT đối với đội ngũ GV ở các cấp học nói chung, cấp THCS nói riêng là việc làm thường xuyên, theo định kỳ.
Hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo rộng xuống cơ sở. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội
ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch
TT Tiêu chí
Số lƣợng ngƣời cho điểm theo
từng tiêu chí Điểm TB
1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ 1
Có kế hoạch cụ thể của Phòng GD&ĐT về việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động GD đối với GV các trường THCS.
0 0 1 2 47 4.92
2
Nội dung thanh tra, kiểm tra được Phòng GD&ĐT thực hiện đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác giảng dạy, quản lý của các nhà trường.
0 0 2 10 38 4.72
3
Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra.
0 1 9 15 25 4.28
4
Công tác thanh tra, kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp đội ngũ GV các trường THCS nâng cao, phát triển về phẩm chất đạo đức
70
và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. 5
Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, lấy đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học.
3 5 15 15 12 3.56
Điểm bình quân các tiêu chí 4.34
Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá với 5 tiêu chí cho thấy công tác này ở huyện Lập Thạch đã được thực hiện tương đối tốt, điểm trung bình các tiêu chí là 4,34; có 4/5 tiêu chí đạt khá tốt và tốt.
Mặc dù vậy, công tác thanh tra, kiểm tra không tránh khỏi một số hạn chế đó là: Những điều chỉnh sau khi thanh tra, kiểm tra chưa thực sự tốt, chưa có biện pháp phù hợp. Đôi khi công tác thanh tra còn mang tính động viên, nhắc nhở, các nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra chưa được phong phú.
Công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GV THCS của huyện được tiến hành thường xuyên, kết hợp với nhiều hình thức đánh giá (qua thanh tra toàn diện của Phòng GD & ĐT, qua kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà trường, qua đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV) góp phần cho các cấp quản lý giáo dục, các trường nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục.
Việc đánh giá xếp loại được tiến hành có nề nếp hàng năm, tỷ lệ GV xếp loại xuất sắc, loại khá, tăng hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt học tốt.
Hạn chế: Nội dung đánh giá một số điểm chư hợp lý, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng, hình thức. Một số trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu, mức độ thái độ đánh giá còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỷ lệ xuất sắc khá chưa phản ánh đứng thực chất.
71
Phương pháp kiểm tra đánh giá còn cứng nhắc chưa linh hoạt mềm dẻo. Công tác tư vấn, thúc đẩy chưa chỉ ra hướng giải quyết những khuyết điểm của GV khi thực hiện quy chế chuyên môn.
Việc đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GV THCS triển khai hiệu quả chưa cao ở các nhà trường. Ý thức tự đánh giá của một bộ phận GV chưa cao, đánh giá chưa khách quan, thiếu các nguồn minh chứng.
2.3.6. Về xây dựng môi trƣờng, động lực phát triển ĐNGV
Để tạo điều kiện cho ĐNGV làm tốt công tác giảng dạy, được phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình, đảm bảo những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giúp cho họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội, các trường THCS huyện Lập Thạch đã thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đãi ngộ. Điều này đã giúp cho ĐNGV có cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần ngày một nâng cao, yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của đất nước và của nhà trường.
- Bố trí, phân công, giao nhiệm vụ và đảm bảo các điều kiện cần thiết để giáo viên thi hành nhiệm vụ, thực hiện chế độ chính sách.
- Đảm bảo chế độ lương, phụ cấp; chế độ đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng nguyên lương; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được khen thưởng khi có thành tích.
- Nhà trường chi khen thưởng định kỳ căn cứ vào nguồn quỹ thực có cho những cá nhân, tập thể có kết quả công tác và thành tích đóng góp cho nhà trường. Các cá nhân, tập thể đạt danh hiệu thi đua và được các cấp khen thưởng theo chế độ hiện hành. Ngoài ra, nhà trường còn khen thưởng cho những giáo viên chủ nhiệm có lớp xếp loại tốt, khen thưởng cho giáo viên đạt giải hoặc giáo viên có học sinh đạt giải trong các kỳ thi, hội thi các cấp.
Cuối mỗi năm học, nhà trường hỗ trợ kinh phí và giao Công đoàn tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên thăm quan học tập kinh nghiệm và đi du lịch.
72
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách về giáo dục nói chung và chính sách đối với giáo viên của các trường THCS huyện Lập Thạch nói riêng vẫn còn chưa tạo được khâu đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay. Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp của nguồn lực và những yếu kém của ĐNGV như thiếu đồng bộ, chưa có những đột phá cần thiết về lương, về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên… nhằm tạo động lực và các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ĐNGV.
UBND, phòng GD&ĐT Lập Thạch đã thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước đối với GV; Công tác phí, thừa giờ; thực hiện việc tăng lương trước thời hạn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành khi lập được những thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục; Huyện đã có chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên GV có thành tích tốt trong năm học nhưng chưa tạo thành một phong trào.
Kết quả điều tra, khảo sát làm sáng tỏ vấn đề này như sau:
Bảng 2.18. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ, chính
sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch
TT Tiêu chí
Số lƣợng ngƣời cho điểm
Theo từng tiêu chí Điểm TB 1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ
1
UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ GV.
0 0 0 2 48 4.96
2
Xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng của UBND huyện đối với đội ngũ GV.
8 11 14 8 9 2.98
3 Huy động được nguồn lực vật chất để
thực hiện chính sách đãi ngộ đối với GV. 9 13 15 6 7 2.78 4 Thực hiện thường xuyên kịp thời các
chính sách đãi ngộ đối với GV. 11 17 11 5 6 2.56 5 Thực hiện, áp dụng các hình thức kỷ luật
đối với GV vi phạm. 2 6 15 18 9 3.52
73
Thực trạng phát triển đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch qua điều tra, khảo sát thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu khác nhau.
2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ GV THCS huyện Lập Thạch
2.4.1. Ƣu điểm
Ngành giáo dục Lập Thạch đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Sở GD&ĐT, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành trong đó có giáo dục THCS.
Công tác xã hội hoá giáo dục đã được duy trì và đẩy mạnh, Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở đã hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy xã hội và động viên GV, HS thi đua dạy tốt, học tốt.
Các quan điểm chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT luôn được triển khai kịp thời. Quy mô giáo dục ổn định, công tác phổ cập giáo dục THCS. Kỷ cương nề nếp trong các trường THCS được giữ vững. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học, CSVC được quan tâm đầu tư và từng bước đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giáo dục.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV được quan tâm chú trọng theo hướng chuẩn hoá, trên chuẩn, từng bước đảm bảo về số lượng, cơ cấu, GV có tây nghề khá vững vàng. Công tác QLGD có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nề nếp và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Hai không” đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhiệt tình ủng hộ đã có tác động tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện.
74
2.4.2. Những hạn chế
ĐNGV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, nhiều môn thiếu như các môn Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lý, Sinh học,….chất lượng chưa thực sự đồng đều tạo nên khó khăn trong việc sắp xếp đội ngũ. Một bộ phận đội ngũ CBQL và GV còn hạn chế về năng lực và trình độ đào tạo, chất lượng GD có sự chuyển biến song chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục, còn sự chênh lệch về chất lượng giữa các nhà trường.
Việc điều động GV chủ yếu theo nguyện vọng cá nhân, huyện chưa có kế hoạch chiến lược về công tác điều động luân chuyển GV nhằm khắc phục tình trạnh thừa, thiếu GV giữa các nhà trường. Số lượng GV tuyển mới hàng năm ít, nên độ tuổi trung bình của GV tương đối cao, tính năng động trong đổi mới phương pháp dạy học bị hạn chế.
Cơ sở vật chất trường học một số trường xuống cấp chưa đảm bảo đủ các điều kiện cho dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục khác, kinh phí cho giáo dục còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
2.4.3. Nguyên nhân
Ngành giáo dục huyện Lập Thạch trong đó có giáo dục THCS luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ UBND huyện; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, Đoàn thể trong huyện, sự cộng tác của đội ngũ CBQL, GV, Nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đội ngũ CBQL giáo dục nhiệt tình, có nắng lực. Đội ngũ GV ham học đạt tới trình độ chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của toàn xã hội, nhân dân Lập Thạch với truyền thống hiếu học từ ngàn xưa.
Khó khăn trong phát triển giáo dục THCS Lập Thạch có nguyên nhân chính đó là huyện thuần nông, kinh tế còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, việc đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho ngành
75
giáo dục rất hạn hẹp. ĐNGV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, tỷ lệ GV nam thấp, một bộ phận tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm, đổi mới PPDH còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình đôi khi còn phó mặc cho nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua việc phân tích thực trạng đặc điểm kinh tế xã hội, trực trạng về giáo dục huyện Lập Thạch và thực trạng về ĐNGV THCS có thể rút ra kết luận:
Được sự lãnh đạo của huyện uỷ, UBND huyện trong những năm gần đây kinh tế huyện Lập Thạch đã có sự tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân ngày càng cao, chất lượng giáo dục đã có sự phát triển theo hướng toàn diện, đội ngũ GV được Chuẩn hoá cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong Giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh Vĩnh Phúc thì kinh tế huyện Lập Thạch còn thấp hơn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Giáo dục trong huyện chưa phát triển mạnh, quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa ổn định, chưa đồng đều ở các cấp học; chất lượng mũi nhọn, chất lượng thi vào THPT, thi vào Đại học Cao đẳng so với mặt bằng chung của tỉnh còn thấp. Công tác phát triển ĐNGV nói chung, GV THCS nói riêng chưa được sự quan tâm đúng mức.
Đầu tư cho giáo dục còn hạn chế phần lớn các trường THCS thiếu phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm. các cấp chính quyền, nhân dân trong huyện cần quan tâm đầu tư kinh phí giúp giáo dục huyện Lập Thạch phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
ĐNGV THCS tuy đủ về số lượng, nhưng cơ cấu không đồng bộ, còn thiếu GV các bộ môn Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh... GV hợp đồng còn chiếm
76
tỷ lệ cao. đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Phân công GV ở một số trường chưa hợp lý, có trường thiếu GV, có trường thừa GV trong biên chế.
Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các trường THCS thực hiện một số biện pháp xây dựng phát triển ĐNGV và đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế hiện nay, nhất là trong những năm tới. Việc tìm kiếm biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ GV là vấn đề cần thiết. Qua nghiên cứu điều tra và tổng hợp được thực trạng giáo dục THCS ở chương 2, tác giả sẽ đề xuất các biện pháp Quản lý phát triển đội ngũ GV THCS trong chương 3.
77
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
3.1. Các định hƣớng phát triển giáo dục THCS ở Lập Thạch
3.1.1. Một số cơ sơ pháp lý
Theo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVIII: “Giữ vững thành tích, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, chú trọng công tác phát hiện, tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.”; “Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị giảng dạy theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng và bố trí đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.”
Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV (2008): “Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng. phấn đấu có đủ về số lượng, đồng bộ về chủng loại Giáo viên; 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó 80% chuẩn về trình độ, 90% trường THCS đạt chuẩn Quốc gia”.
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Một số nguyên tắc để đề xuất biện pháp:
1) Tính mục đích
Biện pháp phát triển ĐNGV THCS phải thúc đẩy được chất lượng giảng dạy và thục hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra. Các biện pháp phát triển ĐNGV phải góp phần thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả các nhiện vụ dạy học. Điều đó đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch và chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV phải được quán triệt sâu sắc về mục tiêu.
78
2) Tính chuẩn hóa
Biện pháp phát triển ĐNGV THCS theo quan điểm chuẩn hóa, đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng. Để đạt được những mục tiêu trên cần quán triệt ĐNGV THCS, bao gồm việc quản lý phát triển số lượng và chất lượng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp.
3) Tính dân chủ (đồng thuận)
Biện pháp phát triển ĐNGV THCS phải phát huy được vai trò chủ động, tích cực, tự giác của giáo viên, lôi cuốn họ tham gia công tác bồivào các dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
Các biện pháp phát triển ĐNGV phải thúc đẩy được sự tự bồi dưỡng của