Quản lý phát triển nguồn nhân lực giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 26 - 28)

1.2.3.1. Quản lý phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực, xét trên quan điểm của chương trình phát triển của Liên hợp quốc gồm có các nhân tố phát năng của sự phát triển nguồn nhân lực sau đây: Giáo dục, đào tạo; Việc làm; sức khoẻ và dinh dưỡng; sự giải phóng con người. Trong số đó, nhân tố giáo dục, đào tạo là nhân tố giữ vai trò quan trọng hơn cả, bởi vì nó là cơ sở cho sự phát triển các nhân tố khác. Việc phát triển nguồn nhân lực thực sự đạt hiệu quả nếu có chính sách quản lý phát triển đúng đắn, bao gồm: Quy hoạch, tuyển dụng, chế độ chính sách, sử dụng, phân bổ nguồn nhân lực, tiền lương, khen thưởng...

Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả chung của mỗi tổ chức và hiệu suất của mỗi thành viên, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ, cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực.

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý nguồn nhân lực là chức năng quản lý giúp người quản lý tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện và

27

phát triển của tổ chức.

Quá trình quản lý nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động sau đây: + Kế hoạch hoá nguồn nhân lực.

+ Tuyển mộ và lựa chọn + Huấn luyện và phát triển + Thẩm định kết quả hoạt động

+ Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải.

Có thể hình dung quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với quản lý nguồn nhân lực.

Như vậy, quản lý phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả 3 lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực; Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, trọng tâm là thực hiện các chức năng quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực, tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả chung của nguồn nhân lực của một tổ chức và hiệu suất lao động của mỗi thành viên, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực.

Quản lý nguồn nhân lực

Phát triển NNL Sử dụng NNL Môi trƣờng của

NNL - Giáo dục, đào tạo - Bồi dưỡng - Phát triển - Nghiên cứu, phục vụ - Tuyển dụng - Sàng lọc - Bố trí, sử dụng - Đánh giá - Đãi ngộ - Kế hoạch hóa sức lao động - Mở rộng chủng loại việc làm

- Mở rộng quy mô việc làm

28

1.2.3.2. Quản lý phát triển nguồn nhân lực giáo dục

Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực luôn là nhiệm vụ trọng tâm của mọi quá trình quản lý, song đặc thù của Quản lý giáo dục chủ yếu là quản lý con người, nên vấn đề quản lý phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực giáo dục trong đó, ĐNGV là nòng cốt, lại càng quan trọng.

Hoàn toàn có thể vận dụng quan điểm quản lý phát triển nguồn nhân lực vào nghiên cứu xác định các biện pháp quản lý phát triển nhân lực giáo dục nói chung, và quản lý PTĐN giáo viên nói riêng, trong đó đội ngũ giáo viên THCS.

Quản lý phát triển nhân lực giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý nhằm tạo ra sự phát triển bền vững về chất lượng, hiệu quả chung của ĐNGV, cán bộ QLGD và hiệu suất lao động của mỗi thành viên, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ, sự phù hợp về cơ cấu nhân sự… nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của các mục tiêu phát triển giáo dục trong một hệ thống giáo dục, hay một cơ sở giáo dục (nhà trường).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 26 - 28)