Về công tác sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 66)

Việc sử dụng ĐNGV của các nhà trường trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm “đúng người, đúng việc”, “đúng chuyên môn, đúng khả năng”, không những đã phát huy được hết năng lực của ĐNGV mà còn làm cho môi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy và hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của trường đề ra.

Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng công tác sử dụng đội ngũ GV

các trường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo từng tiêu chí Điểm

TB

1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ 1 Bố trí GV thành các tổ chuyên môn trong

nhà trường . 2 4 6 12 26 4.1 2 Các tổ trưởng, nhóm trưởng là các GV có

năng lực và uy tín. 4 5 7 5 29 4.0 3 Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên

môn và sở trường của GV. 5 9 12 15 9 3.3 4 Phân công GV căn cứ vào vị trí nhu cầu

của từng nhà trường 3 6 14 21 6 3.4 5 Phát huy được tiềm năng GV qua công

việc. 6 3 8 24 9 3.5

Điểm bình quân các tiêu chí 3.7

Qua khảo sát cho thấy ĐNGV các trường được bố trí thành các tổ chuyên môn, theo đúng điều lệ trường phổ thông điểm trung bình đạt 4.1 cao hơn điểm bình quân các tiêu chí.

67

Việc bố trí sử dụng ĐNGV ở các nhà trường cơ bản là đúng người, đúng người đúng việc. điểm bình quân đạt 4.0 cao hơn điểm bình quân các tiêu chí.

Nhà trường đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác và sử dụng ĐNGV hiện có thông qua việc thường xuyên kiểm tra, thanh tra, đánh giá từng năm, từng học kỳ từ tổ chuyên môn đến từng giáo viên nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp hiệu quả trong việc điều chỉnh sắp xếp, lựa chọn và sử dụng ĐNGV của trường.

Mặc dù vậy, công tác sử dụng ĐNGV của các nhà trường trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại: Phương án sử dụng ĐNGV chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của ĐNGV (số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy nâng cao và bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít, chủ yếu là giáo viên lớn tuổi). Số lượng giáo viên hiện nay vẫn còn thiếu cho nên một số GV vẫn phải dạy nhiều hơn so với mức quy định.

2.3.4. Về công tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với ĐNGV nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng ĐNGV đã được nhà trường đặc biệt quan tâm. Theo thống kê, đến năm học 2012 - 2013 có 08 GV có trình độ thạc sỹ và 03 GV đang học cao học.

Nhà trường ngoài việc được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học… còn được đầu tư về kinh phí cho việc bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng được đội ngũ nhà giáo về cơ bản có phẩm chất đạo đức.

Trong những năm qua nhà trường đã tăng cường công tác bồi dưỡng theo chuyên đề và bồi dưỡng thường xuyên cho 100% giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Do vậy, để làm tốt công tác này thì việc quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là nội dung trọng tâm đảm bảo cán bộ, GV đi vào nề nếp, chủ

68

động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và trong tương lai, đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng hè, ứng dụng CNTT trong giảng dạy...

Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới hiện nay thì công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV vẫn còn nhiều bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa được cụ thể, các nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa được đa dạng... điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV nhà trường.

Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV ở các trường THCS, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV

các trường THCS huyện Lập Thạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Theo từng tiêu chí Điểm TB 1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ

1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định

có tính khả thi. 0 2 16 19 13 3.86 2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

bằng nhiều hình thức. 1 12 14 18 5 3.28 3 Tạo điều kiện cho GV đi học Đại học, thạc

sỹ... 10 17 15 4 4 2.5

4 Sử dụng hợp lý GV sau khi kết thúc khoá

đào tạo hoặc bồi dưỡng 7 11 13 11 8 3.04 5

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý.

10 12 15 9 4 2.7

Điểm bình quân các tiêu chí 3.07

Theo đánh giá của các chuyên gia, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch ở mức trung bình.

69

tốt. Thậm chí có 3/5 tiêu chí ở dưới mức trung bình là: Tạo điều kiện cho GV đi học Đại học, Thạc sĩ...; sử dụng hợp lý đội ngũ GV sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo;

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý. Hàng năm Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện cử GV có năng lực nằm trong diện quy hoạch đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên phòng GD&ĐT chưa có kế hoạch riêng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm và trên thực tế chưa thực hiện đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện.

2.3.5. Về công tác đánh giá đội ngũ giáo viên

Công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng GD&ĐT đối với đội ngũ GV ở các cấp học nói chung, cấp THCS nói riêng là việc làm thường xuyên, theo định kỳ.

Hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo rộng xuống cơ sở. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội

ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo

từng tiêu chí Điểm TB

1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ 1

Có kế hoạch cụ thể của Phòng GD&ĐT về việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động GD đối với GV các trường THCS.

0 0 1 2 47 4.92

2

Nội dung thanh tra, kiểm tra được Phòng GD&ĐT thực hiện đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác giảng dạy, quản lý của các nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 0 2 10 38 4.72

3

Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra.

0 1 9 15 25 4.28

4

Công tác thanh tra, kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp đội ngũ GV các trường THCS nâng cao, phát triển về phẩm chất đạo đức

70

và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. 5

Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, lấy đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học.

3 5 15 15 12 3.56

Điểm bình quân các tiêu chí 4.34

Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá với 5 tiêu chí cho thấy công tác này ở huyện Lập Thạch đã được thực hiện tương đối tốt, điểm trung bình các tiêu chí là 4,34; có 4/5 tiêu chí đạt khá tốt và tốt.

Mặc dù vậy, công tác thanh tra, kiểm tra không tránh khỏi một số hạn chế đó là: Những điều chỉnh sau khi thanh tra, kiểm tra chưa thực sự tốt, chưa có biện pháp phù hợp. Đôi khi công tác thanh tra còn mang tính động viên, nhắc nhở, các nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra chưa được phong phú.

Công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GV THCS của huyện được tiến hành thường xuyên, kết hợp với nhiều hình thức đánh giá (qua thanh tra toàn diện của Phòng GD & ĐT, qua kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà trường, qua đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV) góp phần cho các cấp quản lý giáo dục, các trường nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục.

Việc đánh giá xếp loại được tiến hành có nề nếp hàng năm, tỷ lệ GV xếp loại xuất sắc, loại khá, tăng hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt học tốt.

Hạn chế: Nội dung đánh giá một số điểm chư hợp lý, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng, hình thức. Một số trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu, mức độ thái độ đánh giá còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỷ lệ xuất sắc khá chưa phản ánh đứng thực chất.

71

Phương pháp kiểm tra đánh giá còn cứng nhắc chưa linh hoạt mềm dẻo. Công tác tư vấn, thúc đẩy chưa chỉ ra hướng giải quyết những khuyết điểm của GV khi thực hiện quy chế chuyên môn.

Việc đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GV THCS triển khai hiệu quả chưa cao ở các nhà trường. Ý thức tự đánh giá của một bộ phận GV chưa cao, đánh giá chưa khách quan, thiếu các nguồn minh chứng.

2.3.6. Về xây dựng môi trƣờng, động lực phát triển ĐNGV

Để tạo điều kiện cho ĐNGV làm tốt công tác giảng dạy, được phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình, đảm bảo những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giúp cho họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội, các trường THCS huyện Lập Thạch đã thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đãi ngộ. Điều này đã giúp cho ĐNGV có cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần ngày một nâng cao, yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của đất nước và của nhà trường.

- Bố trí, phân công, giao nhiệm vụ và đảm bảo các điều kiện cần thiết để giáo viên thi hành nhiệm vụ, thực hiện chế độ chính sách.

- Đảm bảo chế độ lương, phụ cấp; chế độ đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng nguyên lương; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được khen thưởng khi có thành tích.

- Nhà trường chi khen thưởng định kỳ căn cứ vào nguồn quỹ thực có cho những cá nhân, tập thể có kết quả công tác và thành tích đóng góp cho nhà trường. Các cá nhân, tập thể đạt danh hiệu thi đua và được các cấp khen thưởng theo chế độ hiện hành. Ngoài ra, nhà trường còn khen thưởng cho những giáo viên chủ nhiệm có lớp xếp loại tốt, khen thưởng cho giáo viên đạt giải hoặc giáo viên có học sinh đạt giải trong các kỳ thi, hội thi các cấp.

Cuối mỗi năm học, nhà trường hỗ trợ kinh phí và giao Công đoàn tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên thăm quan học tập kinh nghiệm và đi du lịch.

72

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách về giáo dục nói chung và chính sách đối với giáo viên của các trường THCS huyện Lập Thạch nói riêng vẫn còn chưa tạo được khâu đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay. Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp của nguồn lực và những yếu kém của ĐNGV như thiếu đồng bộ, chưa có những đột phá cần thiết về lương, về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên… nhằm tạo động lực và các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ĐNGV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND, phòng GD&ĐT Lập Thạch đã thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước đối với GV; Công tác phí, thừa giờ; thực hiện việc tăng lương trước thời hạn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành khi lập được những thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục; Huyện đã có chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên GV có thành tích tốt trong năm học nhưng chưa tạo thành một phong trào.

Kết quả điều tra, khảo sát làm sáng tỏ vấn đề này như sau:

Bảng 2.18. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ, chính

sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Theo từng tiêu chí Điểm TB 1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ

1

UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ GV.

0 0 0 2 48 4.96

2

Xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng của UBND huyện đối với đội ngũ GV.

8 11 14 8 9 2.98

3 Huy động được nguồn lực vật chất để

thực hiện chính sách đãi ngộ đối với GV. 9 13 15 6 7 2.78 4 Thực hiện thường xuyên kịp thời các

chính sách đãi ngộ đối với GV. 11 17 11 5 6 2.56 5 Thực hiện, áp dụng các hình thức kỷ luật

đối với GV vi phạm. 2 6 15 18 9 3.52

73

Thực trạng phát triển đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch qua điều tra, khảo sát thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu khác nhau.

2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ GV THCS huyện Lập Thạch

2.4.1. Ƣu điểm

Ngành giáo dục Lập Thạch đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Sở GD&ĐT, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành trong đó có giáo dục THCS.

Công tác xã hội hoá giáo dục đã được duy trì và đẩy mạnh, Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở đã hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy xã hội và động viên GV, HS thi đua dạy tốt, học tốt.

Các quan điểm chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT luôn được triển khai kịp thời. Quy mô giáo dục ổn định, công tác phổ cập giáo dục THCS. Kỷ cương nề nếp trong các trường THCS được giữ vững. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học, CSVC được quan tâm đầu tư và từng bước đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giáo dục.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV được quan tâm chú trọng theo hướng chuẩn hoá, trên chuẩn, từng bước đảm bảo về số lượng, cơ cấu, GV có tây nghề khá vững vàng. Công tác QLGD có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nề nếp và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Hai không” đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhiệt tình ủng hộ đã có tác động tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện.

74

2.4.2. Những hạn chế

ĐNGV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, nhiều môn thiếu như các môn Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lý, Sinh học,….chất lượng chưa thực sự đồng đều tạo nên khó khăn trong việc sắp xếp đội ngũ. Một bộ phận đội ngũ CBQL và GV còn hạn chế về năng lực và trình độ đào tạo, chất lượng GD có sự chuyển biến song chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục, còn sự chênh lệch về chất lượng giữa các nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc điều động GV chủ yếu theo nguyện vọng cá nhân, huyện chưa có kế hoạch chiến lược về công tác điều động luân chuyển GV nhằm khắc phục tình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 66)