Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đa dạng kênh huy động vốn phù hợp với tình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà HTC (Trang 84 - 98)

b) Đặc điểm quy trình công nghệ

3.2.1.Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đa dạng kênh huy động vốn phù hợp với tình

phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.

Về cơ cấu nguồn vốn: Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn được dựa trên

nền tảng nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, tức là sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của Công ty CP Sông Đà HTC trong việc tìm kiếm lợi

nhuận, nhưng với hệ số nợ cao nói chung đưa đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao. Vậy, cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, qua đó tối đa hoá được giá trị doanh nghiệp. Trong thực tế, công ty khó có thể xác định một cơ cấu nguồn vốn tối ưu một cách chính xác. Công ty cần dựa trên nguyên lý nguồn vốn tối ưu, đồng thời phải cân nhắc giữa yếu tố rủi ro và tỷ suất sinh lời trong điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh cụ thể để xác định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với Công ty CP Sông Đà HTC hiện nay hoạt động thi công xây dựng là chủ yếu, cho nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh và quyết định hiệu quả sử dụng vốn. Thời gian thi công xây dựng một công trình tương đối dài, sản lượng đầu ra đều đặn, doanh thu tương đối ổn định, vòng quay vốn chậm. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý đối với Công ty là nên sử dụng nguồn vốn dài hạn nhiều hơn nguồn vốn ngắn hạn để hạ thấp rủi ro thanh toán.

Về nguồn tài trợ: Trong nền KTTT, kênh huy động vốn rất đa dạng,

Công ty CP Sông Đà HTC có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững và mở rộng kinh doanh, bên cạnh những nguồn huy động hiện tại Công ty có thể bổ sung vốn bằng các nguồn sau:

- Quỹ khấu hao TSCĐ: do thời gian sử dụng của các TSCĐ thường rất dài, phải sau nhiều năm mới cần thay thế đổi mới, trong khi hàng năm công ty đều tính khấu hao và tiền khấu hao được tích luỹ lại. Hiện tại Công ty chưa có nhu cầu thay thế TSCĐ cũ, Công ty nên sử dụng quỹ khấu hao để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của mình.

- Thuê tài chính: Các dây chuyền thiết bị máy móc của Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Đức và Nhật bản, do đó điều kiện thanh toán sẽ khó hơn mua trong nước. Máy móc thiết bị Công ty sử dụng có giá trị lớn, với số vốn hạn

chế công ty không dễ huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua tài sản. Nếu theo phương thức trả trậm thì phải có một ngân hàng uy tín đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu thông qua công ty cho thuê tài chính việc này được giải quyết dễ dàng hơn, ngoài việc được tài trợ tiền mua máy móc thiết bị, Công ty còn hạn chế được việc nhập các thiết bị lạc hậu do có sự thẩm định của các chuyên gia trong công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó còn có sự tư vấn hữu ích về kỹ thuật công nghệ. Mặt khác với hình thức này Công ty không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà vẫn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư và được hưởng lợi từ lá chắn thuế do bên đi thuê có quyền trích khấu hao tài sản đi thuê, chi phí khấu hao đó được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu thay đổi theo thời gian khi các điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh thay đổi. Do vậy, trong từng thời kỳ cụ thể Công ty cần linh hoạt trong việc huy động vốn, đảm bảo việc huy động vốn phải luôn hướng tới cơ cấu vốn mục tiêu.

3.2.2. Thực hiện quản lý chặt chẽ nợ phải thu, đẩy nhanh quá trìnhbàn giao thanh quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành.bàn giao thanh quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành. bàn giao thanh quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành.

Khác biệt so với các DN sản xuất khác, công ty cổ phần Sông Đà HTC là đơn vị thi công xây dựng nên việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thực hiện thông qua nhận thầu, nhận khoán, ký kết hợp đồng xây dựng. Khi một hợp đồng xây dựng được ký kết coi như sản phẩm được tiêu thụ, doanh thu được xác định theo khối lượng hoàn thành bàn giao. Vì vậy việc thu hồi công nợ được thực hiện thường xuyên nhằm thu hồi vốn để có thể đầu tư xây dựng công trình khác đảm bảo hoạt động SXKD liên tục.

Thực tế cho thấy trong năm qua việc quyết toán công trình và thu hồi công nợ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu VLĐ (14.37%). Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm tốc độ

luân chuyển vốn rất chậm gây ứ đọng vốn. Để giải quyết tình trạng trên trong thời gian tới Công ty cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Công ty tiếp tục không để nợ hoặc chỉ cung cấp ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

+ Trước khi ký hợp đồng Công ty cần khảo sát tìm hiểu tình hình tài chính, khả năng thanh toán và uy tín tín dụng của khách hàng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp cần thiết Công ty có thể đề nghị bên A tạm ứng trước một số tiền nhất định.

+ Trong hợp đồng Công ty cần có quy định rõ về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…Nếu vi phạm hợp đồng sẽ có chế tài xử phạt hợp lý nhằm ràng buộc các bên tuân thủ kỷ luật thanh toán.

+ Tăng cường các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm như sử dụng chiết khấu theo tỷ lệ thích hợp. Với các công trình được Nhà nước cấp vốn thì cần nhanh chóng nhận vốn đúng hạn.

+ Đối với những khách hàng có tình trạng nợ dây dưa, Công ty cần đôn đốc khách hàng thanh toán tiền để thu hồi nợ, đồng thời kiên quyết không tiếp tục ký hợp đồng với DN đó nếu chưa thanh toán xong nợ cũ. Nếu đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, Công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

+ Cùng với biện pháp thu hồi nợ trên Công ty cần có phương pháp thích hợp trong việc theo dõi và lập kế hoạch thu hồi các khoản nợ phải thu như: Công ty cần mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ(nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất). Mặt khác Công ty có thể bán các khoản nợ phải thu cho công ty mua bán nợ bao gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn theo giá bán

thoả thuận giữa hai bên. Như vậy Công ty sẽ được lợi cả hai mặt vừa thu hồi nợ của khách hàng vừa không ảnh hưởng đến quan hệ với khách hàng. Điều này rất quan trọng trong điều kiện như hiện nay.

+ Bên cạnh đó, Công ty cần phải có kế hoạch trả các khoản nợ và các khoản vốn chiếm dụng. Trong chừng mực nhất định, số vốn chiếm dụng được phần nào giảm bớt sự thiếu hụt về VKD. Nếu Công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp thì Công ty không những giải quyết được khó khăn về VKD mà còn giữ được mối quan hệ với bạn hàng. Ngược lại, nếu chiếm dụng vốn quá lớn mà không chấp hành đúng kỷ luật trong thanh toán thì Công ty không những làm mất uy tín với bạn hàng mà còn làm tăng thêm gánh nặng nợ cho chính mình. Đối với nợ đến hạn, sắp đến hạn, Công ty cần tìm nguồn để trả nợ, đảm bảo uy tín và lợi ích các bên, đồng thời không gây biến động về vốn và nguồn VKD của Công ty.

Nhìn chung thực hiện tốt các biện pháp trên không những Công ty hạn chế được tình trạng vốn bị chiếm dụng với số lượng lớn và ứ đọng tại các công trình dở dang mà còn có thể mở rộng thị trường đẩy nhanh tiến độ thi công góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho Công ty.

3.2.3. Có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý

Trong vốn kinh doanh của Công ty vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao, vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty. Do đó hiệu quả sử dụng vốn của công ty phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư. Về nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ tồn kho: vật liệu tồn kho tăng lên trong thời gian qua với tốc độ khá nhanh. Hiện tượng này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, lãng phí vốn.

- Năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 103,932 triệu đồng. - Năm 2013 hàng tồn kho của công ty là 130,733 triệu đồng. - Năm 2014 hàng tồn kho của công ty là 135,152 triệu đồng.

Vật liệu tồn kho của công ty tăng lên chủ yếu là sự gia tăng của CP SXKDDD. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc quản lý vốn của mình. Thời gian tới, công ty nên tìm biện pháp nhằm giảm thiểu vật liệu tồn kho này một cách tốt nhất.

Đầu tư vốn vào dự trữ hàng tồn kho hợp lý giúp công ty tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hoá. Từ góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, giúp công ty thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị và nhân lực. Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển dự trữ vật tư đến dự trữ thành phẩm để bán. Trong đó cần chú trọng một số biện pháp quản lý chủ yếu sau:

- Thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vật tư, hàng hoá. dự đoán xu thế biến động kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.

- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hoá. Cần áp dụng thưởng phạt tài chính để tránh tình trạng mất mát hao hụt quá mức, hoặc bị mất phẩm chất.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty manh tính chất chu kỳ có thể sử dụng mô hình Hệ thống quản lý và tồn kho đúng lúc (Just in time). Mô hình này dựa trên nguyên tắc vật tư, hàng hoá cần thiết sẽ được cung cấp chính xác về thời điểm giao và số lượng giao thay vì tồn kho để giảm thiểu chi phí tồn kho, giảm ứ đọng vốn trong hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cung ứng vật tư đủ về chất lượng và số lượng. Để áp dụng được mô hình này Công ty cần thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp vật tư ổn định, giữ chữ tín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong quan hệ kinh doanh và nên ký hợp đồng với nhà cung cấp trong thời gian dài với thời gian giao vật tư phù hợp với chu kỳ sản xuất.

- Thực hiện mua bảo hiểm vật tư hàng hoá, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp công ty chủ động bảo toàn vốn lưu động.

- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên liệu, vật liệu. Tình hình tiêu thụ của công ty theo từng tháng trong năm vì vậy cần lập kế hoạch sản xuất chi tiết hơn để từ đó có kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu. Mở kênh mua bán vật tư , đặt hàng dưới hình thức chào giá cạnh tranh, để đảm bảo được các nguồn vật tư hàng hóa có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra chặt chẽ từ khâu mua nguyên vật liệu, đến khâu nhập kho, tăng cường công tác bảo quản để phát hiện kịp thời nguyên vật liệu kém chất lượng gây thiệt hại cho Công ty.

- Định kỳ kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại vật tư hàng hóa để xác định số vốn lưu động của Công ty hiện có trên giá trị hiện tại để kịp thời điều chỉnh những chênh lệch giữa thực tế và sổ sách kế toán, nhanh chóng phát hiện kịp thời hàng hóa và vật tư bị mất mát hư hỏng để giảm thiểu chi phí lưu kho, giảm thiểu vốn bị mất mát ứ đọng.

• Cần đàm phán cụ thể với khách hàng về việc giao hàng từng đợt tránh để lại thành phẩm, hàng hóa còn lại quá nhiều trong kho, vừa có thể gây hư hỏng vừa tốn thêm chi phí bảo quản lưu kho.

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định và có kế hoạch đầutư TSCĐ đúng hướng, sử dụng hiệu quả các tài sản cố định đã đầu tư.tư TSCĐ đúng hướng, sử dụng hiệu quả các tài sản cố định đã đầu tư. tư TSCĐ đúng hướng, sử dụng hiệu quả các tài sản cố định đã đầu tư.

Từ thực tế tài sản cố định của công ty là có rất nhiều máy móc thiết bị chưa được sử dụng đúng với công suất hiện tại, gây lãng phí ứ đọng vốn. Trong thời gian tới công ty nên:

* Trong công tác quản lý, sử dụng:

+ Công ty cần đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi, công nhân có trình độ cao để có thể khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có. Hạn chế thời gian ngừng nghỉ của máy móc, phương

tiện thi công. Đối với TSCĐ chưa cần dùng, máy móc thi công trong thời gian chờ việc có thể cho thuê dưới hình thức cho thuê hoạt động. Như vậy Công ty có thể thu được tiền thuê bù đắp khấu hao mà vẫn được hưởng những quyền lợi do quyền sở hữu mang lại.

+ Phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ.

+ Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong quản lý và sử dụng TSCĐ, bảo đảm TSCĐ luôn hoạt động tốt trong quá trình SXKD.

+ Thường xuyên thực hiện việc đánh giá lại giá trị của TSCĐ vì khoa học công nghệ phát triển không ngừng nên tốc độ hao mòn rất nhanh. Đánh giá đúng đắn giá trị của TSCĐ sẽ giúp cho việc phản ánh chính xác sự biến động của VCĐ và tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn VCĐ của DN. Công ty có thể sử dụng phương pháp đánh giá theo nguyên giá, giá trị khôi phục hoặc theo giá trị còn lại để xác định quy mô vốn, Công ty cần điều chỉnh chính sách khấu hao cho từng tài sản. Ví dụ những tài sản bị hao mòn vô hình lớn do tiến bộ khoa học kỹ thuật như máy vi tính, Công ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tránh được hao mòn vô hình

+ Do đặc thù của ngành xây dựng, TSCĐ của Công ty chịu sự tác động trực tiếp của tự nhiên nên rất dễ bị hư hỏng và tổn thất. Do vậy, Công ty cần tăng cường duy tu bảo dưỡng, trích lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm thiệt hại tài sản đối với những tài sản có giá trị lớn và quan trọng trong sản xuất.

* Trong công tác đầu tư:

+ Việc đầu tư phải dựa trên nhu cầu, khả năng hiện có về năng lực thi công cơ giới kết hợp với việc nghiên cứu TSCĐ đầu tư về các mặt: công nghệ, năng suất, tuổi thọ kỹ thuật…Đồng thời Công ty cần phải xây dựng một

luận chứng kinh tế - kỹ thuật có tính khả thi, mục tiêu rõ ràng. Tránh hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà HTC (Trang 84 - 98)