Thực trạng hiệu quả sử dụng VKD của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà HTC (Trang 64 - 76)

b) Đặc điểm quy trình công nghệ

2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng VKD của Công ty

2.2.3.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Từ số liệu một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ qua bảng 2.10 cho thấy:

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong 3 năm 2012-2014 đều giảm. Cụ thể: doanh thu thuần năm 2013 giảm 59.111 triệu đồng so với năm 2012 và năm 2014 giảm tiếp 30.652 triệu đồng. Có thể thấy tỷ lệ giảm của năm 2013-2014 là cao nhất, giảm 48,46%, năm 2013 tỷ lệ giảm chỉ là 48,31%. Lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt là 411 triệu đồng và 242 triệu đồng, chính điều này đã làm cho tất cả các chỉ tiêu đều biến động. Ta đi xem xét từng chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn cố định, nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định có ảnh hưởng quyết định đến hiệu suất sử dụng vốn cố định. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2012 đạt 3,28, giảm dần từ năm 2013 đến năm 2014 lần lượt là 1,72 và 0,9 . Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm chủ yếu là do tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ bình quân giảm liên tục là 1,47% và 1,73%, trong khi đó doanh thu thuần lại giảm. Nguyên nhân của sự giảm là do trong các năm đó, Công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư và thay mới các tài sản cố định, đặc biệt là thay thế các máy móc mới phục vụ cho các công trình, nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Vì tốc độ tăng của tài sản cố định lớn hơn tốc độ tăng doanh thu hàng năm đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua các năm giảm mạnh. Do đặc điểm của tài sản cố định là chậm luân chuyển nên hiệu quả của nó chưa thể phát huy ngay được, hay nói cách khác việc giảm hiệu suất sử dụng của tài sản cố định của Công ty qua các năm chưa phải là một dấu hiệu không tốt về hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.

Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

2013/2012 2014/ 2013 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%)

1.Doanh thu thuần BH và CCDV trđ 122.364 63.254 32.602 -59.111 -48,31 -30.652 -48,46

2.Lợi nhuận sau thuế trđ 854 443 201 -411 -48,15 -242 -54,58

3.Nguyên giá TSCĐ bình quân trđ 37.263 36.714 36.080 -549 -1,47 -634 -1,73

4.VCĐ bình quân trđ 52.775 41.594 33.359 -11.181 -21,19 -8.235 -19,80

5.Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5) = (1) :

(3) lần 3,28 1,72 0,90 -1,56 -47,53 -0,82 -47,55

6.Hiệu suất sử dụng VCĐ (6) = (1) : (4) lần 2,32 1,52 0,98 -0,80 -34,41 -0,54 -35,73

7.Hàm lượng VCĐ (7) = (4) : (1) lần 0,43 0,66 1,02 0,23 52,47 0,37 55,60

8.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCĐ

(8) = (2) : (4) * 100% % 1,62 1,06 0,60 -0,55 -34,22 -0,46 -43,36

- Hiệu suất sử dụng VCĐ: Năm 2013 đạt 1,52 giảm 0,8 so với năm 2012. Đến năm 2014 chỉ tiêu này đạt 0,98 và giảm 0,54, tương đương tỷ lệ giảm là 35,73%.Điều này cho thấy một đồng VCĐ bỏ vào kinh doanh năm 2014 đem lại ít đồng doanh thu thuần hơn năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2014 Công ty đã giảm đầu tư một lượng vốn lớn vào TSCĐ và sử dụng chưa hiệu quả các tài sản này. Kết hợp nhiều yếu tố lại làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ có xu hướng giảm xuống.

- Hàm lượng VCĐ là chỉ tiêunghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu cần bao nhiêu vốn cố định phản ánh việc sử dụng VCĐ của Công ty có tiết kiệm, hiệu quả hay không. Ta thấy chỉ tiêu này của Công ty qua các năm là rất thấp, hàm lượng VCĐ giảm liên tục trong 3 năm, năm 2014 đạt 0,6, giảm 0,46 so với năm 2013. Điều này có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như một đồng doanh thu thuần nói chung thì Công ty phải bỏ ra ít đồng vốn hơn.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định của Công ty qua các năm là khá cao tuy nhiên lại giảm từ năm 2012- 2014. Trong đó cao nhất là năm 2012, cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,62 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên năm 2014 lại giảm rất mạnh, cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, dù vốn có định có giảm nhưng tỷ lệ giảm của LNST lớn hơn nhiều so với VCĐ (54,58% so với 19,8%) .

Có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đạt hiệu quả kém, điều này thể hiện qua việc mọi chỉ tiêu hiệu suất, hàm lượng hay tỷ suất sử dụng vốn cố định đều giảm. Công ty cần xem xét lại cách quản lý và sử dụng vốn cố định để đạt kết quả tốt hơn.

2.2.3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác tổ chức sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động được thể hiện thông qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên được hiệu quả của công tác tổ chức của nhiều khâu như: mua sắm, dự trữ, sản xuất, thu hồi công nợ...Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quát hơn và có những biện pháp tích cực nhằm tăng cường công tác quản lý kinh doanh, sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn nữa vốn lưu động của doanh nghiệp.

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty trong 3 năm vừa qua đã hợp lý hay chưa, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp cần phải đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ qua bảng 2.11.

- Số vòng quay VLĐ của Công ty trong năm 2014 là 0,16 vòng, giảm 0,18 vòng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm 53,18%. Năm 2013 số vòng quay giảm 0,31 vòng so với năm 2012 tương ứng tỷ lệ giảm 47,73% Đồng thời, kỳ luân chuyển VLĐ năm 2014 là 2.292 ngày, tăng 1.219 ngày so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 113,58%, từ đó làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm dần trong 3 năm. Trong 3 năm, số VLĐ bình quân Công ty sử dụng tăng, nhưng doanh thu giảm vì với tốc độ chậm hơn ( tỷ lệ giảm của tổng doanh thu thuần trong năm 2014 là 48,46%, trong khi tỷ lệ tăng của VLĐ là 10,09%) khiến tốc độ luân chuyển VLĐ giảm đi, nó cho thấy một đồng VLĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm 2014 tạo ra ít đồng doanh thu thuần hơn năm 2013 và năm 2012. VLĐ tăng chủ yếu là do vốn hàng tồn kho và các khoản nợ phải thu trong năm tăng mạnh. Nhìn chung đây là những dấu hiệu

xấu, chứng tỏ việc tổ chức và sử dụng VLĐ của Công ty trong năm vừa qua là chưa tiết kiệm và chưa hợp lý.

- Hàm lượng VLĐ năm 2014 là 6,281, tăng 3,34 so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 113,58%. Năm 2013 lại tăng 1,4 so với năm 2012. Cụ thể, trong năm 2013 để tạo ra được một đồng doanh thu thuần cần 2,941 đồng VLĐ thì đến năm 2014 Công ty phải cần bỏ ra đến 6,281 đồng để đạt được kết quả tương tự trong khi năm 2012 chỉ phải bỏ ra 1,573 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty giảm đi.

Như vậy công tác dự báo nhu cầu vốn bằng lưu động và đặc biệt là vốn bằng tiền chưa được tốt, lượng tiền nhàn rỗi lớn trong khi Công ty vẫn phải đi vay để sản xuất kinh doanh; tình hình quản lý và thu hồi công nợ chưa tốt, cơ cấu tài trợ vốn chưa hợp lý, khả năng thanh toán rất thấp ngoài ra chi phí sản xuất kinh doanh còn rất lớn cũng tác động làm giảm vòng quay vốn dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Qua phân tích ở trên ta thấy việc quản lý và sử dụng VLĐ ở Công ty trong năm vừa qua là chưa hợp lý. Trong thời gian tới, Công ty nên xem xét đề ra các biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ.

Tình hình hàng tồn kho.

Một bộ phận khác cũng rất quan trọng trong cơ cấu VLĐ của Công ty đó là hàng tồn kho. Phân tích bảng 2.11 cho thấy hàng tồn kho bình quân năm 2014 là 132.942 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm, tăng 15.609 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,3%.

Vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm dần trong 3 năm. Năm 2014 là 0,21 vòng, giảm 0,26 vòng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm là 55,62%, theo đó số ngày một vòng quay hàng tồn kho năm 2014 là 1.749 ngày, tăng 973 ngày so với năm 2013, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn vật tư hàng hóa và tăng

vốn bị ứ đọng. Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty là rất nhỏ điều này là do giá vốn hàng bán giảm liên tục qua các năm.

Có thể thấy hàng tồn kho của công ty tăng, việc này có thể đánh giá được là Công ty quản lý hàng tồn kho chưa tốt bởi lẽ số vòng quay hàng tồn kho ngày càng tăng, trong khi tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 2014 thấp hơn năm 2013 27.346 triệu đồng sau khi sụt giảm mạnh 50.755 triệu đồng từ năm 2012 đến năm 2013.

Trong thực tế quản lý hàng tồn kho của Công ty cho thấy còn có bất cập trong khâu bảo quản gây thất thoát nguyên vật liệu. Điều này thể hiện ở việc tiến độ hoàn thành các công trình dở dang còn chậm làm giảm tiến độ thi công, việc bàn giao công trình không đúng tiến độ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng vòng quay hàng tồn kho từ đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Có thể kết luận việc quản lý hàng tồn kho của Công ty đã và đang rất kém. Trong thời gian tới Công ty nên chú ý hơn nữa duy trì vốn dự trữ hàng tồn kho ở mức độ hợp lý vì khi hàng tồn kho nhiều không những vốn bị ứ đọng, không sinh lời mà còn phát sinh thêm chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản. Tránh cho ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

2013/2012 2014/2013 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%)

1.Tổng doanh thu thuần trđ 122.364 63.254 32.602 -59.111 -48,31 -30.652 -48,46

2.Giá vốn hàng bán trđ 105.936 55.181 27.745 -50.755 -47,91 -27.436 -49,72

3.Lợi nhuận sau thuế trđ 854 443 201 -411 -48,15 -242 -54,58

4.VLĐ bình quân trđ 188.087 186.008 204.767 -2.079 -1,11 18.760 10,09

5.Số dư bình quân các khoản phải thu trđ 102.582 36.154 31.875 -66.429 -64,76 -4.279 -11,83 6.Số dư hàng tồn kho bình quân trđ 67.348 117.333 132.942 49.985 74,22 15.609 13,30 7.Vòng quay các khoản phải thu

(7) = (1) : (5) vòng 1,19 1,75 1,02 0,56 46,67 -0,73 -41,54

8.Kỳ thu tiền trung bình

(8) = 365 : (7) ngày 306 209 357 -97 -31,82 148 71,06 9.Vòng quay hàng tồn kho (9) = (2) : (6) vòng 1,57 0,47 0,21 -1,10 -70,10 -0,26 -55,62 10.Số ngày một vòng quay HTK (10) = 365 : (9) ngày 232 776 1.749 544 234,46 973 125,34 11.Vòng quay VLĐ (12) = (1) : (4) vòng 0,65 0,34 0,16 -0,31 -47,73 -0,18 -53,18 12.Kỳ luân chuyển VLĐ (12) = 365 : (11) ngày 561 1.073 2.292 512 91,31 1.219 113,58 13.Hàm lượng VLĐ (13) = (4) : (1) 1,537 2,941 6,281 1,40 91,31 3,340 113,58 14.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VLĐ

(14) = (3) : (4) * 100% % 0,45 0,24 0,10 -0,22 -47,58 -0,14 -58,74

Tình hình quản lý các khoản phải thu.

Trong hoạt động của các doanh nghiệp luôn tồn tại ở một mức độ nhất định các khoản vốn trong thanh toán được gọi chung là các khoản phải thu, là phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Đây là một bộ phận quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ. Trên thực tế, các khoản phải thu mà cao chưa hẳn đã phản ánh sự yếu kém trong công tác quản lý, hay các khoản phải thu thấp cũng chưa phải là tốt. Để có thể hiểu rõ và đánh giá chính xác sự cố gắng nỗ lực hay yếu kém trong công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty cần phân tích các thành phần của nó trong tình hình cụ thể để xác định.

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn và là 1 phần quan trọng trong cơ cấu tài sản lưu động

Qua bảng 2.11 ta thấy số dư các khoản phải thu bình quân giảm đều qua các năm 2012-2014. Năm 2012 giá trị số dư các khoản phải thu bình quân là 102.582 triệu đồng, năm 2013 các khoản phải thu giảm mạnh 66.429 triệu đồng, còn 36.154 triệu đồng tức là giảm 64,76% và sang đến năm 2014 thì con số các khoản phải thu lại giảm 11,83% còn 31.875 triệu đồng. Nguyên nhân của tình trạng giảm xuống như trên là bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ thị trường thì còn do sự quản lý và thu hồi công nợ khách hàng của Công ty còn yếu kém. Điều đó thể hiện qua vòng quay các khoản phải thu từ năm 2013 đến năm 2014 giảm mạnh từ 1,75 vòng xuống còn 1,02 vòng. Công ty chưa thật sự có những chính sách bán hàng và thu hồi công nợ một cách linh động và sáng tạo. Các hoạt động thẩm định cũng như các khâu thanh toán quá nhiều thủ tục và rắc rối, các chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng chưa được áp dụng. Đã dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng rất nhiều, làm lãng phí vốn. Trong thời gian tới Công ty cần đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa trong công tác thu hồi công nợ khách hàng, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

2.2.3.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh.

Phần trên đã đánh giá về hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ và VCĐ của Công ty. Nhưng sự đánh giá đó mới chỉ dừng lại ở khía cạnh riêng biệt. Để đánh giá hiệu quả công tác tổ chức và sử dụng VKD, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua một cách khái quát và toàn diện, phân tích một số chỉ tiêu trong bảng 2.12.

Số liệu ở bảng cho thấy: VKD bình quân của Công ty năm 2014 là 225.107 triệu đồng, giảm 2.495 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,10%. Năm 2013 lại giảm 13.259 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ giảm là 5,5%. VKD trong 3 năm 2012-2014 giảm, Công ty đã thu hẹp qui mô sản xuất từ đó làm cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm dẫn đến kết quả kinh doanh của Công ty giảm. Năm 2013 doanh thu thuần đạt được là 63.254 triệu đồng, giảm 59.111 triệu đồng so với năm 2012, và năm 2014 đạt được là 32.602 triệu đồng, giảm 30.652 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm lần lượt là 48,31% và 48,46%.

Trong các năm qua, Công ty tuy đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh doanh thu nhưng do nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nên tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn giảm rõ rệt. Từ mức 854 triệu đồng năm 2012 giảm xuống còn 443 triệu đồng năm 2013 và tiếp tục giảm xuống còn 201 triệu đồng năm 2014, giảm lần lượt là 411 triệu đồng và 242 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà HTC (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w