b) Đặc điểm quy trình công nghệ
3.2.2. Thực hiện quản lý chặt chẽ nợ phải thu, đẩy nhanh quá trình bàn giao thanh
bàn giao thanh quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành.
Khác biệt so với các DN sản xuất khác, công ty cổ phần Sông Đà HTC là đơn vị thi công xây dựng nên việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thực hiện thông qua nhận thầu, nhận khoán, ký kết hợp đồng xây dựng. Khi một hợp đồng xây dựng được ký kết coi như sản phẩm được tiêu thụ, doanh thu được xác định theo khối lượng hoàn thành bàn giao. Vì vậy việc thu hồi công nợ được thực hiện thường xuyên nhằm thu hồi vốn để có thể đầu tư xây dựng công trình khác đảm bảo hoạt động SXKD liên tục.
Thực tế cho thấy trong năm qua việc quyết toán công trình và thu hồi công nợ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu VLĐ (14.37%). Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm tốc độ
luân chuyển vốn rất chậm gây ứ đọng vốn. Để giải quyết tình trạng trên trong thời gian tới Công ty cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Công ty tiếp tục không để nợ hoặc chỉ cung cấp ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
+ Trước khi ký hợp đồng Công ty cần khảo sát tìm hiểu tình hình tài chính, khả năng thanh toán và uy tín tín dụng của khách hàng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp cần thiết Công ty có thể đề nghị bên A tạm ứng trước một số tiền nhất định.
+ Trong hợp đồng Công ty cần có quy định rõ về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…Nếu vi phạm hợp đồng sẽ có chế tài xử phạt hợp lý nhằm ràng buộc các bên tuân thủ kỷ luật thanh toán.
+ Tăng cường các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm như sử dụng chiết khấu theo tỷ lệ thích hợp. Với các công trình được Nhà nước cấp vốn thì cần nhanh chóng nhận vốn đúng hạn.
+ Đối với những khách hàng có tình trạng nợ dây dưa, Công ty cần đôn đốc khách hàng thanh toán tiền để thu hồi nợ, đồng thời kiên quyết không tiếp tục ký hợp đồng với DN đó nếu chưa thanh toán xong nợ cũ. Nếu đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, Công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
+ Cùng với biện pháp thu hồi nợ trên Công ty cần có phương pháp thích hợp trong việc theo dõi và lập kế hoạch thu hồi các khoản nợ phải thu như: Công ty cần mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ(nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất). Mặt khác Công ty có thể bán các khoản nợ phải thu cho công ty mua bán nợ bao gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn theo giá bán
thoả thuận giữa hai bên. Như vậy Công ty sẽ được lợi cả hai mặt vừa thu hồi nợ của khách hàng vừa không ảnh hưởng đến quan hệ với khách hàng. Điều này rất quan trọng trong điều kiện như hiện nay.
+ Bên cạnh đó, Công ty cần phải có kế hoạch trả các khoản nợ và các khoản vốn chiếm dụng. Trong chừng mực nhất định, số vốn chiếm dụng được phần nào giảm bớt sự thiếu hụt về VKD. Nếu Công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp thì Công ty không những giải quyết được khó khăn về VKD mà còn giữ được mối quan hệ với bạn hàng. Ngược lại, nếu chiếm dụng vốn quá lớn mà không chấp hành đúng kỷ luật trong thanh toán thì Công ty không những làm mất uy tín với bạn hàng mà còn làm tăng thêm gánh nặng nợ cho chính mình. Đối với nợ đến hạn, sắp đến hạn, Công ty cần tìm nguồn để trả nợ, đảm bảo uy tín và lợi ích các bên, đồng thời không gây biến động về vốn và nguồn VKD của Công ty.
Nhìn chung thực hiện tốt các biện pháp trên không những Công ty hạn chế được tình trạng vốn bị chiếm dụng với số lượng lớn và ứ đọng tại các công trình dở dang mà còn có thể mở rộng thị trường đẩy nhanh tiến độ thi công góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho Công ty.