Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay HSX tại NH No&PTNT

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại NHNoPTNT huyện đông triều (Trang 41 - 46)

hướng tự khắc phục hậu quả thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro chứ không thể trông chờ vào những nguồn hỗ trợ như trước đây.

- Một trong những định hướng quan trọng trong thời gian tới của NHNo&PTNT huyện Đông Triều là nâng cao trình độ quản trị rủi ro tín dụng cho các nhà quản lý và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi cán bộ tín dụng.

3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Đông Triều: NHNo&PTNT huyện Đông Triều:

Hoạch định chính sách tín dụng hợp lý:

Trong thực tiễn, chính sách tín dụng vô cùng quan trọng đối với Ngân hàng. Đó là cơ sở của toàn bộ quá trình tín dụng và cũng là điểm xuất phát đầu tiên của hoạt động tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng nghĩa là thống nhất hành động, đơn giản hoá và thúc đẩy quá trình ra quyết định trong việc cấp tín dụng. Ý nghĩa quan trọng của chính sách đảm bảo tuần tự, tin cậy và chính xác. Trong hoạt động Ngân hàng, chính sách phải xác định chuẩn mực và phân định trách nhiệm cho những người có quyền ra quyết định cấp tín dụng và chịu trách nhiệm về việc làm thủ tục cung cấp các khoản tín dụng và quản lý tín dụng.

Một chính sách tín dụng được xây dựng tốt từ cấp trên và được các cơ sở cấp dưới nhận thức rõ ràng sẽ cho Ngân hàng tránh được những rủi ro quá mức và đánh giá đúng đắn khả năng phát triển của Ngân hàng.

Chính sách tín dụng hợp lý được xây dựng trên cơ sở xác định đúng đắn phương hướng đầu tư phối hợp với tổ chức thực hiện xã hội hoá công tác cho vay, quan hệ chặt chẽ với các ngành, các cấp, chính quyền ðịa phýõng khiến cho mọi ngýời ai cũng tham gia vào các chýõng trình đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường giám sát và việc sử dụng vốn giúp cho công tác đầu tư của Ngân hàng có hiệu quả hơn.

Mở rộng cho vay HSX phát triển kinh tế địa phương, tạo môi trường tốt cho hoạt động tín dụng và điều kiện để hạn chế rủi ro:

Muốn có kết quả đầu tư tốt thì phải có môi trường để đầu tư. Vì vậy việc mở rộng cho vay phát triển kinh tế sẽ có tác động tích cực trở lại đối với kết quả đầu tư tín dụng. Điều này có ý nghĩa mang tính lâu dài, mang tầm chiến lược giúp Ngân hàng không ngừng mở rộng và phát triển.

-Mở rộng cho vay có chọn lọc:

Xác định rõ phương hướng mục tiêu đầu tư tín dụng có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng xuất phát từ đường lối, chiến lược kinh doanh của Đảng và Nhà nước kết hợp với phương hướng phát triển kinh tế trên địa bàn để hoạch định chiến lược và mục tiêu cho công tác đầu tư tín dụng. Đồng thời qua chính hoạt động đầu tư, tín dụng tham gia góp ý cho địa phương xây dựng điều chỉnh chính sách kinh tế.

Trong thời gian tới Chi nhánh tập trung mở rộng đầu tư tín dụng với các đối tượng sau:

- Đầu tư phục vụ cho trồng mới ở các trang trại mà các HSX được giao đất theo quy hoạch, tiếp tục đầu tư bổ sung áp dụng khoa học – kỹ thuật, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi nhằm chủ động tưới tiêu cho trang trại đã có để phát triển vùng cây ăn quả có chất lượng, năng suất cao.

- Trong khi chưa có quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến nông sản cho địa phương, tiến hành đầu tư cho các hộ sơ chế biến nhỏ nhằm bảo quản sản phẩm, chủ động tiêu thụ tránh tình trạng bị ép giá.

- Tập trung vốn, ưu tiên phát triển cây vụ đông nhằm tăng vòng quay của đất. - Đầu tư trang bị máy móc cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sửa chữa cơ khí phục vụ tịa địa phương.

- Tiếp cận mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, trường trạm, đường điện, cầu cống, kênh mương nội đồng nhằm đổi mới bộ mặt nông thôn.

Thực hiện tốt quy trình cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định và giám sát sử dụng tiền vay:

Quy trình tín dụng được thể hiện qua các khâu: thiết lập hồ sơ tín dụng, thẩm định cho vay, quyết định cho vay hay không cho vay, giải ngân, theo dõi quản lý và giám sát tiền vay. Làm tốt những khâu này sẽ hạn chế được rất nhiều bất trắc xảy ra trong RRTD. Trong quy trình tín dụng, khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất vì trong thực tế, các món vay của HSX bản chất là rất nhỏ, mục đích sử dụng đa dạng. Do vậy, việc thẩm định phải tính đến hiệu quả của phương án vay vốn. Trong điều kiện đó cán bộ tín dụng thẩm định phương án thường mang tính qua loa, nặng về

hình thức cho vay. Đồng thời việc giám sát cũng rất khó khăn dẫn đến HSX sử dụng vốn sai mục đích, không trả được nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Vì vậy khi cho vay Ngân hàng cần phải:

- Tìm hiểu kỹ về đối tượng vay vốn, điều kiện, tư cách của HSX, ngành nghề của HSX, sự biến động của thị trường tiêu thụ.

- Khi đủ điều kiện giải quyết cho vay, việc xác định kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây giống, con giống.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát phải được làm thường xuyên, khi có vấn đề gì xảy ra về sử dụng vốn phải có biện pháp xử lý kịp thời, không để kéo dài dẫn đến rủi ro mất vốn.

Kết hợp giữa công tác cho vay và tư vấn của Ngân hàng:

Do trình độ nhận thức của các HSX, đặc biệt là hộ nông dân còn thấp nên cán bộ tín dụng cần có hướng dẫn cụ thể đối với khách hàng để giảm rủi ro cho Ngân hàng.

- Giúp hộ nông dân chọn hướng đầu tư kinh doanh phù hợp ngay từ khi họ đến Ngân hàng đặt quan hệ vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tư vấn cho họ nên sản xuất, kinh doanh cái gì để mang lại hiệu quả cao, để họ xác định ngay được việc cần sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng kinh doanh, có hiệu quả, trả nợ gốc lãi đũng thời gian quy định.

- Cán bộ tín dụng ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn của ngành còn phải học tập nâng cao trình độ về sản xuất nông nghiệp để cùng với bà con ứng dụng các kỹ thuật đầu tư, chương trình khuyến nông, phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Công tác tư vấn phải được thường xuyên, liên tục.

- Khi khách hàng là nông dân đi vay vốn, cán bộ Ngân hàng phải hướng dẫn tận tình, làm thủ tục giấy tờ đi vay phải thuận tiện, dễ dàng, tạo tâm lý thoải mái cho họ. Có như vậy mới tạo lập được mối quan hệ gắn bó trong vay và trả của khách hàng với Ngân hàng.

Thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ quá hạn:

Ngân hàng phải tăng cường kiểm tra kiểm soát, các cá nhân và các phòng ban cũng cần kiểm tra hàng tháng, hàng quý, các cơ sở kiểm tra chéo. Việc kiểm tra phải phù hợp với thời gian và môi trường kinh doanh, không vì kiểm tra mà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Bộ phận kiểm tra phải có cán bộ đủ năng lực, tinh thông nghiệp vụ, có đủ phẩm chất đạo đức để phát hiện đúng vấn đề, đề xuất các

giải pháp nhằm giúp lãnh đạo có phương hướng và biện pháp xử lý hữu hiệu, giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng.

Để xử lý nợ quá hạn có hiệu quả, trước hết Ngân hàng cần làm rõ nguyên nhân của nợ quá hạn. Ngân hàng phải liên lạc với khách hàng, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản thế chấp, trách nhiệm trong việc trả tiền vay Ngân hàng.

Nếu nợ quá hạn không trả được lãi và gốc, vật tư, không còn nguồn trả thì Ngân hàng cần tiến hành:

- Xử lý bán tài sản nhằm thu hồi vốn. - Khởi kiện trước pháp luật để giải quyết.

Xử lý nợ quá hạn là việc làm rất cần thiết, ngoài các bước thông báo, xử lý tài sản thì Ngân hàng phải dùng chi phí thuê các cơ quan Pháp luật, Toà án, Công an, Viện Kiểm sát hỗ trợ. Việc xử lý phải chọn lọc khách hàng nào xử lý trước, khách hàng nào xử lý sau, không làm ồ ạt làm giảm chi phí của Ngân hàng.

Nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng:

Con người là nhân tố quyết định mọi thành công trong kinh doanh. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên nhằm phát huy năng lực sáng tạo cá nhân, nâng cao sức mạnh tập thể, làm cho Ngân hàng phát triển mạnh. Cụ thể là:

- Phải thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng.

- Việc tuyển chọn, bố trí cán bộ làm công tác tín dụng phải hợp lý, đúng năng lực của từng người.

- Chế độ thưởng phạt phải rõ ràng (dựa vào kết quả lao động cả về số lượng và chất lượng).

Lập và sử dụng hợp lý quỹ DPRR:

Đây là biện pháp bắt buộc đối với bất kỳ một TCTD nào có hoạt động cho vay. Là biện pháp trong đó Ngân hàng trích ra từ thu nhập theo một tỷ lệ quy định để trang trải một phần hoặc toàn bộ khoản nợ trên cơ sở đánh giá mức đọ rủi ro đối với từng khoản vay. Tuy nhiên việc trích lập dự phòng quá lớn của một Ngân hàng cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó không cao. Nhưng không vì thế mà Ngân hàng trích lập ít đi để được đánh giá là tình hình tài chính lành mạnh, mà hơn hết là sự an toàn cho tổ chức mình, vì khi rủi ro thực sự xảy ra thì đây chính là nguồn bù đắp cho những tổn thất đó.

Sử dụng quỹ DPRR là một trong những biện pháp quan trọng để xử lý nợ quá hạn. Để thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả biện pháp này, Ngân hàng cần quan tâm thực hiện tốt một số vấn đề sau:

- Thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản. - Trích lập quỹ dự phòng theo đúng quy định.

- Rà soát kỹ các khoản nợ khó đòi, có khả năng tổn thất để xác định đúng đối tượng được xử lý, bù đắp rủi ro.

- Áp dụng triệt để các biện pháp tận thu và lập hồ sơ, xử lý bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lệ, đúng thời gian quy định và đúng thẩm quyền giải quyết của từng cấp.

Tăng cường và nâng cao khả năng nắm bắt, phân tích thông tin kinh tế – xã hội, sử dụng có hiệu quả thông tin từ nội bộ Ngân hàng:

Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến các nguồn tin từ môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như các nguồn thông tin từ nội bộ Ngân hàng, đó là công việc hết sức quan trọng và cần thiết, giúp Ngân hàng có đầy đủ dữ liệu, cập nhật kịp thời các diễn biến của môi trường kinh doanh để đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời. Công việc này cần được triển khai một cách toàn diện, đầy đủ từ bộ phận quản lý đến các nhân viên trong toàn bộ máy. Điều đó cũng có vai trò to lớn để điều chỉnh phương hướng đầu tư và là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể, có hiệu quả nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng.

Kết hợp hoạt động tín dụng và bảo hiểm tín dụng:

Bảo hiểm tín dụng được hiểu là bảo hiểm các khoản vay theo đó người bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường khi khoản cho vay không được hoàn trả bởi những rủi ro nhất định. Trên thực tế bảo hiểm tín dụng không phải một nghiệp vụ phổ biến, bởi khi cấp bảo hiểm tín dụng thì người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) sẽ phải đối mặt với những rủi ro như là người cho vay. Khi đó công ty bảo hiểm cũng phải có những thao tác như Ngân hàng để thẩm định người vay và làm thủ tục bảo đảm. Bảo hiểm giúp tăng cường tính bảo đảm và tính hoàn trả của tín dụng thông qua các loại bảo hiểm thông thường, đặc biệt là bảo hiểm tài sản. Ngân hàng chắc chắn sẽ yên tâm hơn khi cho vay nếu người vay mua bảo hiểm cho tất cả tài sản của mình.

Trên thực tế, loại bảo hiểm được sử dụng nhiều nhất trong công tác TDNH ở nước ta là bảo hiểm tài sản. Ngân hàng nhận thế chấp tài sản là bất động sản như: nhà cửa, nhà xưởng gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất. Bảo hiểm những tài

sản đó trước những rủi ro hoả hoạn, cháy nổ là để đảm bảo cho Ngân hàng có thể thu hồi được một phân hay toàn bộ số tiền cho vay khi có sự cố xảy ra gây tổn thất cho chính tài sản thế chấp. Tương tự như vậy, khi nhận cầm cố các tài sản là động sản như hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... , Ngân hàng cũng sẽ yêu cầu bảo hiểm vật chất đối với những tài sản đó như bảo hiểm hoả hoạn, trộm cắp... Thông thường, trong những trường hợp nói trên, để đảm bảo việc thu hồi nợ chắc chắn khi có sự cố xảy ra, Ngân hàng sẽ yêu cầu chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Ngân hàng ngay sau khi nhận tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại NHNoPTNT huyện đông triều (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w