Ứng dụng làm linh kiện tích trữ năng lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo ống nano cacbon bằng phương pháp CVD ứng dụng làm cảm biến khí NH3 (Trang 41 - 42)

Trong nhiều thập kỷ qua, các vật liệu như: graphit, than chì, các điện cực sợi các bon đã được sử dụng trong việc chế tạo pin, pin nhiên liệu và một vài ứng dụng điện hóa khác [69]. Cho đến gần đây, CNT được đặc biệt quan tâm cho việc sản xuất và lưu trữ năng lượng vì: CNT có kích thước nhỏ cỡ nm, cấu trúc dạng trụ rỗng, hình thái liên kết bề mặt nhẵn và hoàn hảo nên có thể

tích trữ chất lỏng hoặc chất khí nhờ hiện tượng mao dẫn (hấp phụ vật lý) hoặc hấp phụ hóa học. Các nghiên cứu đã cho thấy MWCNT thuần và MWCNT phủ kim loại xúc tác (Pd, Pt và Ag) trên bề mặt

là sự thay thế tuyệt vời cho điện cực bằng vật liệu các bon thông thường trong phản ứng ôxy hóa khử của quá trình điện hóa [12, 15, 82]. Vật liệu CNT có thể tạo nên một cuộc cách mạng trong công nghệ lưu trữ hydro trong tương lai. Các nhà khoa học đã khám phá CNT là có thể chứa được những lượng lớn hydro trong các vi cấu trúc than chì dạng ống. Hydro có thể chui vào trong ống, cũng như vào khoảng trống giữa các ống. Ưu điểm mang tính đột phá của CNT chính là lượng lớn hydro mà nó có thể lưu chứa được, hơn nữa, so với cách lưu trữ bằng hợp kim thì CNT cũng nhẹ hơn nhiều. CNT có thể chứa được lượng hydrogen chiếm từ 4% - 65% trọng lượng của chúng [25], thậm chí để tăng khả năng lưu trữ hydrogen người ta còn sử dụng vật liệu lai giữa CNT và graphen (hình 1.21) [34]. Hiện nay, công nghệ này đang được quan tâm nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, hứa hẹn một phương thức lưu trữ hydro đầy tiềm năng, nhất là cho các ứng dụng pin nhiên liệu di động và nhỏ gọn như máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại di động...v.v.

35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo ống nano cacbon bằng phương pháp CVD ứng dụng làm cảm biến khí NH3 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)