Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL 03 tại thái nguyên (Trang 48 - 51)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3.Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường

đường kính tán

tạo thành bộ tán của cây. Sự sinh trưởng bộ tán cây không những đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây mà còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoa chậu sau này. Bộ tán được hình thành bởi sự tăng trưởng về chiều cao và đường kính tán của cây.

Chiều cao cây là một trong những đặc tính hình thái đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất di truyền của giống và phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng của cây, nên chiều cao cây là một đặc tính làm cơ sở để đánh giá sự khác nhau trong quá trình sinh trưởng phát triển của các giống. Tuy nhiên không phải bất cứ loại cây nào cứ tăng trưởng tốt về chiều cao thì được đánh giá là sinh trưởng tốt. Tùy từng mục đích sử dụng mà yêu cầu chiều cao đạt đến ngưỡng tối ưu cho mỗi đối tượng. Đối với các loại hoa cắt cành chiều cao cây tối thiểu phải đạt được một chiều cao nhất đ nh để đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng làm hoa cắt cành, ngược lại hoa chậu thì chiều cao cây chỉ cần đạt đến một ngưỡng nhất đ nh để đạt được mức cân đối trong mục đích sử dụng làm hoa chậu.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán đối với hoa thược dược nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5 cho thấy:

* Về chiều cao cây:

- Giai đoạn 30 ngày sau trồng: Là giai đoạn sau bấm ngọn, cây đã trải qua quá trình ngừng tăng trưởng chiều cao để tạo sự phát triển của nhánh mới nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các thời vụ đều tăng trưởng chậm. Trong giai đoạn này chiều cao của cây hoa thược dược trong các thời vụ dao động trong khoảng 6,53 - 8,07cm. Trong đó, CT2 - thời vụ 1/10 đạt 8,07 cm cao nhất, cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. CT3 - thời vụ 15/10 đạt 6,53cm thấp nhất, thấp hơn công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của thời vụ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây và đƣờng kính tán đối với hoa thƣợc TDL-03

Đơn vị tính: cm

CT

Thời gian sau trồng... (ngày)

30 45 60 75 90 (Cuối cùng) CCC ĐKT CCC ĐKT CCC ĐKT CCC ĐKT CCC ĐKT 15/9 Đ/C 7,07 3,61 13,47 12,67 19,93 18,6 28,53 23,53 32,13 26,33 01/10 8,07 3,89 15,33 14,8 21,67 22,33 30,13 26,6 34,07 28,27 15/10 6,53 3,33 11,2 11,4 19,33 18,2 26,87 22 30,53 25,73 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD05 0,53 1,18 1,02 0,93 1,06 1,23 1,13 1,04 1,53 1,33 CV% 3,7 2,5 3,6 3,1 2,6 2,4 2,0 2,2 2,4 2,5

Ghi chú: - CCC: Chiều cao cây (cm), ĐKT: Đường kính tán (cm).

- CCC và ĐKT cuối cùng là chiều cao và đường kính được tính khi cây thược dược chậu bắt đầu đưa vào sử dụng, (có 50% số hoa nở)

- Giai đoạn 45 ngày sau trồng: Chiều cao của cây hoa thược dược trong các thời vụ dao động trong khoảng 11,2 - 15,33cm. Trong đó CT2 - thời vụ 1/10 cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. CT3 - thời vụ 15/10 thấp nhất, thấp hơn công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

- Giai đoạn 60 ngày sau trồng: Chiều cao của cây hoa thược dược dao

động trong khoảng 19,33 - 21,67cm. Trong đó, CT2 - thời vụ 1/10 là 21,7 cm, cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. CT3 - thời vụ 15/10 có chiều cao cây tương đương công thức đối chứng.

- Giai đoạn 75 và 90 ngày sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở cả hai giai đoạn này vẫn giữ tốc độ như các giai đoạn trước. CT2 - thời vụ 1/10 là cao nhất, cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. CT3- thời vụ 15/10 thấp ở công hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Về đƣờng kính tán: Thời gian đầu sau trồng 30 ngày bộ tán trên các

thành hoàn chỉnh, đường kính tán ở đây là đường kính tán của thân gốc. Sau trồng 45 ngày trở đi các mầm nhánh trên thân cây tăng trưởng mạnh về cả chiều cao và số lượng, vì vậy đường kính tán tăng trưởng mạnh. Trong công thức 2 - thời vụ 1/10, cây thược dược có đường kính tán tăng nhanh nhất. Ở giai đoạn 90 ngày, đường kính tán của công thức 2 lớn nhất đạt 28,27cm lớn hơn công thức đối chứng đạt 26,33 cm ở mức độ tin cậy 95%; đường kính tán của công thức 3 đạt 25,73cm nhỏ hơn công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

Với mục đích sử dụng làm hoa chậu, yêu cầu phải có sự kết hợp hài hòa giữa chiều cao và đường kính tán. Kết quả bảng 3.5 cho thấy tuy các thời vụ có sự sinh trưởng khác nhau về kích thước tán và chiều cao cây, nhưng các thời vụ đều có chiều cao và đường kính tán ở mức tương đối cân đối phù hợp với mục đích sử dụng làm hoa chậu của thược dược. Trong đó thời vụ 2 - trồng ngày 1/10, có kích thước phát triển tốt và cân đối nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL 03 tại thái nguyên (Trang 48 - 51)