Tình hình nghiên cứu hoa thược dược ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL 03 tại thái nguyên (Trang 29)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4.2.Tình hình nghiên cứu hoa thược dược ở Việt Nam

Việt Nam là nước có ngành trồng hoa phát triển từ rất lâu đời và là nước có điều kiện khí hậu thuận lợi để trồng một số loại rau, hoa. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện tốt để ngành trồng hoa phát triển mạnh. Sản xuất hoa ở Việt Nam đang ngày càng được hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ, khi ta biết tận dụng ưu thế, nâng cao năng suất, chất lượng thì mặt hàng hoa trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn trong tương lai không xa.

Trong các thập niên 1950, 1960, 1970, các giống hoa thược dược chủ yếu là màu đỏ thắm hay đỏ nhung, hoa to. Sau này được du nhập từ châu Âu và từ Nhật Bản nhiều giống khác nhau như màu vàng, hoa trắng, chào mào…

Hiện nay có rất nhiều giống hoa thược dược trồng ở Việt Nam với rất nhiều màu sắc đa dạng và phong phú. Sau đây là một số giống phổ biến.

- Thược dược vàng: vàng đậm, vàng nhạt (vàng lụa), vàng cánh uốn. Thược dược vàng đậm, vàng nhạt cây cao, hoa to, đường kính 7 - 10cm, cánh rộng, xòe. Thược dược cánh uốn cây thấp, hoa nhỏ, đường kính hoa 5 - 7cm, cánh cuốn trông như tai chuột. Cả ba thứ hoa trồng đều có đặc tính là dài ngày, trồng sớm được, ch u rét kém.

- Thược dược trắng: Trắng sữa: Cây thấp, hoa to, đường kính hoa 20 - 30cm, ít hoa. Trắng trong: Cây cao, hoa to, đường kính hoa trung bình từ15 - 20cm. Đặc tính hai giống hoa trên là dài ngày, ch u nắng kém, khó bảo quản giống.

- Thược dược đỏ: đỏ tươi, đỏ thẫm, cây cao, hoa to, đường kính hoa từ 12 - 15cm, cánh hoa xòe. Đặc tính là dài ngày, ch u rét.

- Thược dược nhung: Cây cao, hoa to, đường kính hoa từ 12 - 15cm, cánh rộng màu đỏ đậm, phớt đen.

- Thược dược cánh sen: Cánh sen đậm, cánh sen nhạt. Cây cao, hoa to, đường kính hoa từ 12 - 15cm, cánh xòe. Đặc tính là dễ trồng, ngắn ngày, trồng sớm hay muộn đều được, ch u hạn, ch u rét tốt.

- Thược dược biến: Cây cao, cánh hoa màu đỏ viền trắng, đường kính hoa từ 12 - 15cm, dài ngày, khó trồng, khó bảo quản giống.

- Thược dược da cam: Cây cao, hoa có đường kính từ 15 - 20cm, cánh hoa rộng, dài, màu giống vỏ quả cam. Đặc tính là dài ngày, khó trồng, ít hoa, khó bảo quản giống.

- Thược dược tím: Cây thấp, hoa nhỏ, đường kính từ 6 - 8cm. Cánh hoa cuốn, màu tím.

Như vậy có thể nói hoa thược dược đã trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời, các giống chủ yếu là các giống đ a phương và một số giống di thực từ nước ngoài về bằng nhiều con đường khác nhau thương mại, du l ch… . Chủng loại đa dạng và phong phú, kỹ thuật trồng chủ yếu do kinh nghiệm tập quán canh tác cũ, chưa có kinh nghiệm chuyên sâu.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu tuyển chọn một số giống hoa thược dược phù hợp cho việc trồng chậu

Hầu hết tất cả các giống thược dược trồng chậu nghiên cứu đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó 2 giống TDL-03 và TDL-05 phát triển tốt nhất và hoàn toàn phù hợp với điều kiện trồng ở các tỉnh Vùng đồng bằng Sông Hồng, hoa có màu sắc đẹp được th trường ưa chuộng và người sản xuất chấp nhận.

Hoa thược dược được trồng ở nhiều vùng trồng hoa trên cả nước như: Hưng Yên, Lục Ngạn - Bắc Giang, Đông Hà - Quảng Tr , thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt… Tuy nhiên, diện tích trồng thược dược còn nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu th trường. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, 2011, diện tích trồng hoa, cây cảnh là 2.009ha, trong đó có 68,9% diện tích (1.350ha trên 42 vùng tập trung, diện tích 20ha/vùng) tại 18 xã của 5 quận, huyện: Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín. Còn lại hoa được trồng phân tán tại các xã, phường, sản xuất nhỏ lẻ, một số diện tích mới chuyển từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng hoa. Các chủng loại hoa, cây cảnh chính của Hà Nội là hoa hồng 770ha, chiếm 38,3%; cúc 450ha, chiếm 22,4%; đào 288,2ha, chiếm 14%; đồng tiền 179,5ha, chiếm 8,9%; quất 184,7ha, chiếm 8,2%; lily, lan 14,4ha, chiếm 0,7%; Các chủng loại hoa khác như thược dược, lay ơn, cẩm chướng… có 67,3ha, chiếm 3,3% diện tích. Trung bình hằng năm sản xuất hoa, cây cảnh đã cung ứng cho th trường 1.000 - 1.100 triệu cành hoa, khoảng 1 triệu chậu hoa và 1,2 triệu cây cảnh các loại theo Nguyễn Th Hồng (2011) [4]; [33].

Hiện nay với kết quả thành công trong việc chọn tạo các giống hoa bằng phương pháp đánh giá tính thích ứng của giống từ nguồn gen các giống nhập nội, việc chọn hướng đi nhập nội các giống hoa thược dược tốt từ nước ngoài để khảo nghiệm tính thích ứng và thuần hóa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, cũng như nhập nội một số nguồn vật liệu mới phục vụ công tác lai tạo giống là một hướng đi rất đúng.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Giống hoa thược dược TDL-03

Có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao > 90%, thời gian từ trồng đến ra hoa 80-90 ngày, chiều cao cây từ 30-32 cm, đường kính tán từ 28-30 cm, phù hợp với trồng trong chậu, khả năng nhiễm sâu bệnh hại ở mức thấp, hoa có màu đỏ, thời gian sử dụng hoa chậu từ 20-25 ngày.

* Vật liệu nghiên cứu: - Chế phẩm kích thích ra rễ

+ Chế phẩm giâm chiết cành của Công ty cổ phần sinh hoá Minh Đức. Thành phần: B 2500ppm. Có tác dụng kích thích ra rễ nhanh, tăng tỷ lệ sống, nảy mầm cho cành chiết; tăng sức đề kháng cho cây non với một số bệnh thông thường. Ký hiệu: CP1 .

+ Chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh của Công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Thành phần: Cu 0,07%; Fe 0,02%, B 0,02%. Ký hiệu: CP2

+ CT4: Thuốc kích thích ra rễ N3M ký hiệu CP3 - Giá thể trồng: bã nấm ủ chế phẩm EM

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đ a điểm nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố

Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được trồng vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 (9/2013 - 2/2014)

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ trong nhân giống thược dược TDL-03 bằng biện pháp giâm cành.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa thược dược TDL-03.

- Nghiên cứu một số giá thể trong sản xuất hoa thược dược lùn TDL03.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ trong nhân giống hoa thược dược TDL-03

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức giâm 75 cành, với 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD). Tổng số cành giâm thí nghiệm là 225 cành giâm. Thí nghiệm được bố trí trên khay cát, đặt trong nhà có mái che.

- Công thức thí nghiệm:

Công thức 1 đ/c : Không sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ (CP0) Công thức 2: Sử dụng chế phẩm giâm chiết cành của Công ty cổ phần sinh hoá Minh Đức CP1 . Nhúng cành giâm vào dung d ch thuốc 5 - 10 phút. Công thức 3: Sử dụng chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh của Công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ (CP2). Nhúng cành giâm vào dung d ch thuốc 2 - 5 phút.

Công thức 4: Sử dụng Thuốc kích thích ra rễ N3M. (CP3). Nhúng cành giâm vào dung d ch thuốc 5 - 10 phút.

- Thời gian bắt đầu giâm cành là ngày 15/9/2013. - Sơ đồ thí nghiệm:

CT1(Đ/C) CT3 CT2 CT4

CT4 CT2 CT1(Đ/C) CT3

CT3 CT1(Đ/C) CT4 CT2

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển

- Thí nghiệm có 3 công thức, mỗi công thức trồng 15 chậu mỗi chậu 3 cây trong túi bầu nilon Kích thước bầu: 18 x 32 cm , với 3 lần nhắc lại. Tổng số chậu thí nghiệm là 135 chậu 405 cây . Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm chậu vại, bố trí trong nhà có mái che tại Thành phố Thái Nguyên.

+ Công thức 1 Đ/C : Trồng ngày 15/9/2013 + Công thức 2: Trồng ngày 01/10/2013 + Công thức 3: Trồng ngày 15/10/2013

- Các công thức thí nghiệm trồng bằng giá thể bã nấm 50% + đất 50% - Sơ đồ thí nghiệm:

CT1 (Đ/C) CT2 CT3

CT2 CT3 CT1(Đ/C)

CT3 CT1(Đ/C) CT2

Thí nghiệm 3:Nghiên cứu giá thể trồng hoa thược dược

- Thí nghiệm có 3 công thức, mỗi công thức trồng 15 chậu mỗi chậu 3 cây trong túi bầu nilon Kích thước bầu: 18 x 32 cm , với 3 lần nhắc lại. Tổng số cây thí nghiệm là 405 cây. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm chậu vại. Trong nhà có mái che tại Thành phố Thái Nguyên

+ Công thức 1 (Đ/C): Sử dụng đất màu.

+ Công thức 2: Sử dụng bã nấm 50% + đất màu 50% . + Công thức 3: Sử dụng bã nấm (100%).

- Các công thức thí nghiệm được tiến hành trồng ngày 01/10/2013. - Sơ đồ thí nghiệm:

Nhắc lại 1 CT1 Đ/C CT 2 CT3

Nhắc lại 2 CT2 CT 3 CT1 Đ/C

Nhắc lại 3 CT3 CT1 Đ/C CT2

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu được theo dõi 5 ngày một lần, mỗi lần theo dõi lấy ngẫu nhiên để theo dõi các chỉ tiêu. Sau khi theo dõi giâm lại để tận dụng lấy làm cây giống.

- Tỷ lệ ra rễ (%) = Tổng số cành ra rễ x 100

Tổng số cành đem giâm

- Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cành sống x 100

Tổng số cành đem giâm

- Số lượng rễ (rễ : Quan trắc 15 cành giâm lấy ngẫu nhiên trong các lần theo dõi. Đếm số lượng rễ trên cành giâm sau đó tính trung bình cho 15 cành giâm.

- Chiều dài rễ (cm): Quan trắc 15 cành giâm lấy ngẫu nhiên trong các lần theo dõi. Đo chiều dài rễ tính từ v trí rễ mọc ra tới đầu rễ sau đó tính trung bình cho 15 cành.

* Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm thời vụ và thí nghiệm giá thể:

- Khả năng sinh trưởng, phát triển:

+ Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cây sống x 100

Tổng số cây trồng

+ Thời gian từ trồng đến hồi xanh 50% (ngày), đẻ nhánh 50% (ngày),

ra nụ 50% (ngày), nở hoa 50% (ngày); đếm số ngày từ trồng đến 50% cây hồi xanh (ngày), 50% cây đẻ nhánh (ngày), 50% cây ra nụ (ngày), 50% cây nở hoa (ngày).

+ Khả năng bật mầm: Đếm số mầm bật ra sau mỗi lần bấm ngọn. Theo dõi 3 ngày một lần. Theo dõi 1 cây/chậu.

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây cm : Được đo từ mặt đất miệng chậu đến đỉnh sinh trưởng của cây. Sau trồng 30 ngày bắt đầu theo dõi, 15 ngày lấy số liệu 1 lần. Theo dõi 1 cây/chậu.

+ Đường kính tán cm : Đo đường kính mặt tán của cây. Lấy trung bình cộng của 2 đường kính vuông góc. Sau trồng 30 ngày bắt đầu theo dõi, 15 ngày lấy số liệu 1 lần. Theo dõi 1 cây/chậu.

* Năng suất, chất lượng hoa:

- Số nụ và số hoa trên cây: Tổng số hoa và số nụ trên các cây theo dõi - Đường kính hoa cm : Đo khi hoa nở hoàn toàn, đo khoảng cách từ 2 bên mép hoa qua tâm của hoa.

- Độ bền hoa chậu ngày : Trên các cây thí nghiệm, tính từ khi nụ đầu tiên hé nở đến khi bông hoa cuối tàn trên một cây.

+ Tỷ lệ chậu nở hoa (%) = Tổng số chậu nở hoa x 100

Tổng số chậu trồng

+ Tỷ lệ chậu nở hoa d dạng (%) = Tổng số chậu nở hoa d dạng x 100

Tổng số chậu trồng

+ Tỷ lệ chậu xuất vườn (%) = Tổng số chậu xuât vườn x 100

Tổng số chậu theo dõi

* Phương pháp theo dõi sâu bệnh hại:

Áp dụng theo “Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng mắt thường” của Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng 1983 và “Quy đ nh về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” QĐ số 82/2003/QĐ- BNN&PTNT về việc ban hành 10TCN 224).

- Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh ở các cây trong ô thí nghiệm. + Tỷ lệ bệnh (%) = (A x 100)/B

A: số lượng cây b bệnh. B: tổng số cây điều tra.

- Không gây hại

+ Mức độ nhẹ: Tỷ lệ bệnh < 20% cây b bệnh

++ Mức độ trung bình: Tỷ lệ bệnh 20 - 40% cây b bệnh +++ Mức độ nặng: Tỷ lệ bệnh >40% cây b bệnh

Đối với sâu hại tiến hành điều tra:

+ Mật độ sâu: Con/ m2.

Đánh giá mức độ sâu hại:

(+) Mức độ lẻ tẻ: <11% cây b hại

(++) Mức độ phổ biến: 11 - 25 % cây b hại (+++) Mức độ nhiều: 25 - 50 % cây b hại

* Hiệu quả kinh tế

+ Tổng thu trên 1000 chậu đồng) + Tổng chi trên 1000 chậu đồng)

+ Thu nhập = Tổng thu - Tổng chi đồng)

2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thƣợc dƣợc trong các thí nghiệm

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa thược dược được thực hiện theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu phát triển hoa - cây cảnh, Viện nghiên cứu rau quả.

2.5.1. Thời vụ trồng

Trồng vào vụ Đông xuân: Trồng tháng 10 hoa thược dược đạt năng suất và chất lượng hoa tốt nhất, thu hoa chậu vào đúng d p tết nguyên đán, nâng cao giá tr kinh tế.

2.5.2. Giá thể trồng

Yêu cầu giá thể: Tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn.

2.5.3. Chậu t i bầu nilon

Chuẩn b chậu nhựa, hoặc túi bầu nilon loại túi bàu màu đen dầy, có đục lỗ thoái nước. Mỗi chậu hoặc túi bầu này có thể trồng 3 cây

2.5.4. Chuẩn bị dàn che

Dùng dàn che là các cọc tre, cọ gỗ, trên che lưới đen, để giảm bớt ánh sáng trực xạ cho cây.

2.5.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc * Tiêu chuẩn cây giống * Tiêu chuẩn cây giống

Sử dụng cây thược dược từ giâm cành, tiêu chuẩn: Chiều cao cây 5- 7cm; Số lá: 5-7 lá; đường kính thân 0,2cm; dài rễ: 0,5-3cm; số rễ: >4cm.

* Kỹ thuật trồng

Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Mỗi chậu cần 1 kg giá thể + 0,1kg NPK tổng hợp, trồng 3 cây/ chậu đặt sao cho cân đối, cách miệng chậu 3-5 cm.

Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm (tính từ mép chậu).

Mật độ đặt chậu phù hợp là 12.000 chậu cho 1.000m2

Trồng xong che lưới đen cho cây, tùy theo điều kiện ánh nắng mà điều chỉnh cho phù hợp.

* Kỹ thuật tưới nước

Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển.

* Kỹ thuật bón phân lót

Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường sử dụng phân

bón bón lá plant soul 3 với liều lượng 0.25kg phân/200lít nước cho 1.000m2.

Đ nh kỳ 7 ngày tưới và phun 1 lần. nhu cầu cho 1.000m2 cần 12kg .

Ngoài ra có thể dùng thêm phân bón qua lá Antonik phun cho cây với nồng độ 0,6%, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

2.5.6. Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu

Nếu vận chuyển đi xa dùng dây buộc tán hoa vào để tránh ảnh hưởng đến chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL 03 tại thái nguyên (Trang 29)