Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL 03 tại thái nguyên (Trang 34)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu được theo dõi 5 ngày một lần, mỗi lần theo dõi lấy ngẫu nhiên để theo dõi các chỉ tiêu. Sau khi theo dõi giâm lại để tận dụng lấy làm cây giống.

- Tỷ lệ ra rễ (%) = Tổng số cành ra rễ x 100

Tổng số cành đem giâm

- Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cành sống x 100

Tổng số cành đem giâm

- Số lượng rễ (rễ : Quan trắc 15 cành giâm lấy ngẫu nhiên trong các lần theo dõi. Đếm số lượng rễ trên cành giâm sau đó tính trung bình cho 15 cành giâm.

- Chiều dài rễ (cm): Quan trắc 15 cành giâm lấy ngẫu nhiên trong các lần theo dõi. Đo chiều dài rễ tính từ v trí rễ mọc ra tới đầu rễ sau đó tính trung bình cho 15 cành.

* Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm thời vụ và thí nghiệm giá thể:

- Khả năng sinh trưởng, phát triển:

+ Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cây sống x 100

Tổng số cây trồng

+ Thời gian từ trồng đến hồi xanh 50% (ngày), đẻ nhánh 50% (ngày),

ra nụ 50% (ngày), nở hoa 50% (ngày); đếm số ngày từ trồng đến 50% cây hồi xanh (ngày), 50% cây đẻ nhánh (ngày), 50% cây ra nụ (ngày), 50% cây nở hoa (ngày).

+ Khả năng bật mầm: Đếm số mầm bật ra sau mỗi lần bấm ngọn. Theo dõi 3 ngày một lần. Theo dõi 1 cây/chậu.

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây cm : Được đo từ mặt đất miệng chậu đến đỉnh sinh trưởng của cây. Sau trồng 30 ngày bắt đầu theo dõi, 15 ngày lấy số liệu 1 lần. Theo dõi 1 cây/chậu.

+ Đường kính tán cm : Đo đường kính mặt tán của cây. Lấy trung bình cộng của 2 đường kính vuông góc. Sau trồng 30 ngày bắt đầu theo dõi, 15 ngày lấy số liệu 1 lần. Theo dõi 1 cây/chậu.

* Năng suất, chất lượng hoa:

- Số nụ và số hoa trên cây: Tổng số hoa và số nụ trên các cây theo dõi - Đường kính hoa cm : Đo khi hoa nở hoàn toàn, đo khoảng cách từ 2 bên mép hoa qua tâm của hoa.

- Độ bền hoa chậu ngày : Trên các cây thí nghiệm, tính từ khi nụ đầu tiên hé nở đến khi bông hoa cuối tàn trên một cây.

+ Tỷ lệ chậu nở hoa (%) = Tổng số chậu nở hoa x 100

Tổng số chậu trồng

+ Tỷ lệ chậu nở hoa d dạng (%) = Tổng số chậu nở hoa d dạng x 100

Tổng số chậu trồng

+ Tỷ lệ chậu xuất vườn (%) = Tổng số chậu xuât vườn x 100

Tổng số chậu theo dõi

* Phương pháp theo dõi sâu bệnh hại:

Áp dụng theo “Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng mắt thường” của Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng 1983 và “Quy đ nh về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” QĐ số 82/2003/QĐ- BNN&PTNT về việc ban hành 10TCN 224).

- Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh ở các cây trong ô thí nghiệm. + Tỷ lệ bệnh (%) = (A x 100)/B

A: số lượng cây b bệnh. B: tổng số cây điều tra.

- Không gây hại

+ Mức độ nhẹ: Tỷ lệ bệnh < 20% cây b bệnh

++ Mức độ trung bình: Tỷ lệ bệnh 20 - 40% cây b bệnh +++ Mức độ nặng: Tỷ lệ bệnh >40% cây b bệnh

Đối với sâu hại tiến hành điều tra:

+ Mật độ sâu: Con/ m2.

Đánh giá mức độ sâu hại:

(+) Mức độ lẻ tẻ: <11% cây b hại

(++) Mức độ phổ biến: 11 - 25 % cây b hại (+++) Mức độ nhiều: 25 - 50 % cây b hại

* Hiệu quả kinh tế

+ Tổng thu trên 1000 chậu đồng) + Tổng chi trên 1000 chậu đồng)

+ Thu nhập = Tổng thu - Tổng chi đồng)

2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thƣợc dƣợc trong các thí nghiệm

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa thược dược được thực hiện theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu phát triển hoa - cây cảnh, Viện nghiên cứu rau quả.

2.5.1. Thời vụ trồng

Trồng vào vụ Đông xuân: Trồng tháng 10 hoa thược dược đạt năng suất và chất lượng hoa tốt nhất, thu hoa chậu vào đúng d p tết nguyên đán, nâng cao giá tr kinh tế.

2.5.2. Giá thể trồng

Yêu cầu giá thể: Tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn.

2.5.3. Chậu t i bầu nilon

Chuẩn b chậu nhựa, hoặc túi bầu nilon loại túi bàu màu đen dầy, có đục lỗ thoái nước. Mỗi chậu hoặc túi bầu này có thể trồng 3 cây

2.5.4. Chuẩn bị dàn che

Dùng dàn che là các cọc tre, cọ gỗ, trên che lưới đen, để giảm bớt ánh sáng trực xạ cho cây.

2.5.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc * Tiêu chuẩn cây giống * Tiêu chuẩn cây giống

Sử dụng cây thược dược từ giâm cành, tiêu chuẩn: Chiều cao cây 5- 7cm; Số lá: 5-7 lá; đường kính thân 0,2cm; dài rễ: 0,5-3cm; số rễ: >4cm.

* Kỹ thuật trồng

Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Mỗi chậu cần 1 kg giá thể + 0,1kg NPK tổng hợp, trồng 3 cây/ chậu đặt sao cho cân đối, cách miệng chậu 3-5 cm.

Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm (tính từ mép chậu).

Mật độ đặt chậu phù hợp là 12.000 chậu cho 1.000m2

Trồng xong che lưới đen cho cây, tùy theo điều kiện ánh nắng mà điều chỉnh cho phù hợp.

* Kỹ thuật tưới nước

Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển.

* Kỹ thuật bón phân lót

Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường sử dụng phân

bón bón lá plant soul 3 với liều lượng 0.25kg phân/200lít nước cho 1.000m2.

Đ nh kỳ 7 ngày tưới và phun 1 lần. nhu cầu cho 1.000m2 cần 12kg .

Ngoài ra có thể dùng thêm phân bón qua lá Antonik phun cho cây với nồng độ 0,6%, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

2.5.6. Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu

Nếu vận chuyển đi xa dùng dây buộc tán hoa vào để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Xếp các chậu khít nhau để giảm va đập khi vận chuyển.

2.5.7. Phòng trừ sâu bệnh

* Sâu hại

- Rệp: Làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ b thui, hoa không nở

được hoặc d dạng, gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân. Sử dụng Karate 2,5EC liều lượng10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng10 - 15 ml/bình 10 lít…

* Nhện đỏ: Gây hại làm cho lá b cháy vàng, héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng. Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 -10 ml/bình 8 lít, phun 3 bình/sào Bắc Bộ, ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc khác để luân phiên, tránh để nhện quen thuốc; Ortus 5SC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Vimite 10ND liều lượng 10 -15 ml/ bình 8 lít, Mitac 20ND liều lượng 30 - 40 ml/bình 8 lít

* Bệnh hại

- Bệnh đốm lá: Vết bệnh thường có dạng hình tròn hoặc bất đ nh màu

nâu nhạt hoặc nâu đen, nằm rải rác ở mép lá hoặc gân lá. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm cao. Sử dụng Score 250ND liều lượng 10ml/bình 10 lít, 10 ngày phun 1 lần.

- Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng ổ nổi, màu gỉ sắt hoặc da cam, thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá, bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng, rụng sớm. Sử dụng Zineb 80WP liều lượng 20 - 50g/10 lít, Anvil 5SC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít, thuốc có chứa gốc lưu huỳnh...

2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu trong thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm Excel và IRRISTAT 5.0.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến nhân giống hoa thƣợc dƣợc TDL-03

Nhân giống bằng giâm cành là phương pháp đơn giản, dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, giúp sản xuất được cây giống có chất lượng mà vẫn giữ được những đặc tính di truyền tốt của giống gốc.

3.1.1 Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của cành giâm lệ sống của cành giâm

Thược dược lùn là cây thân thảo, dễ mất nước và dễ nhiễm bệnh trong quá trình giâm cành do đó việc xử lý cành giâm vào trong các chất kích thích sẽ đảm bảo cho việc hình thành mô sẹo và phát rễ của cành giâm.

Sau khi cắm hom từ vết cắt của hom hình thành lên lớp mô sẹo và từ mô sẹo phía dưới của hom sẽ hình thành nên bộ rễ của cành giâm. Tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khí hậu, kỹ thuật, biện pháp chăm sóc...

Qua theo dõi ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy:

Giai đoạn 5 ngày sau giâm: Ở giai đoạn đầu sau trồng 5 ngày cành giâm ở cả 4 công thức còn chưa xuất hiện rễ. Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm ở giai đoạn 5 ngày đạt từ 93,33 đến 97,78%, tỷ lệ sống của các công thức ở giai đoạn này khá cao và chưa có sự chênh lệch nhiều giữa các công thức.

Giai đoạn 10 ngày sau giâm: Ở giai đoạn này các cành giâm đã hình

thành các mô sẹo và các rễ non, tỷ lệ ra rễ ở các công thức thí nghiệm ở giai đoạn này đạt từ 26,67 đến 37,78%. Trong đó CT3 (CP2) có tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 37,78%, cao thứ 2 là CT2 (CP1) có tỷ lệ ra rễ là 31,11%, CT4 có tỷ lệ ra rễ cao thứ 3 là 28,89%, thấp nhất là công thức đói chứng không sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ là 26,67%.

Tỷ lệ sống ở giai đoạn này đạt từ 86,67 đến 91,11%. Trong đó, tỷ lệ sống của CT2 CP1 tương đương với CT3 CP2 đạt cao nhất là 91,11%, tiếp đến là CT4 (CP3) có tỷ lệ sống đạt 88,89%, thấp nhất là công thức đối chứng đạt 86,67%. Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của cành giâm ĐVT:% CT

Thời gian sau trồng...(ngày)

5 10 15 20 25 Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ sống 1(Đ/C) 0 93,33 26,67 86,67 60,00 75,56 71,11 71,11 82,22 66,67 2(CP1) 0 95,56 31,11 91,11 75,56 86,67 82,22 82,22 88,89 80,00 3(CP2) 0 97,78 37,78 91,11 77,78 88,89 84,44 86,67 93,33 86,67 4(CP3) 0 95,56 28,89 88,89 66,67 77,78 73,33 75,56 84,44 71,11

Giai đoạn 15 ngày sau giâm: Giai đoạn này do ảnh hưởng của các chế

phẩm kích thích ra rễ nên sự chênh lệch của các công thức đã thể hiện rõ. Cả 3 công thức sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ đều có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với công thức đối chứng không sử dụng. Trong đó, CT3 CP2 có tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 77,78%, cao thứ 2 là CT2 CP1 đạt 75,56%, thứ 3 là CT3 (CP3) đạt 66,67%. Tỷ lệ sống của các công thức cũng chênh lệch khá rõ. CT3 (CP2) là 88,89% cao nhất, CT2 (CP1) là 86,67% cao thứ 2, CT3 (CP2) là 77,78 cao thứ 3.

Giai đoạn 20 và 25 ngày sau giâm: Ở 2 giai đoạn này tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của các công thức đã dần ổn đ nh, sự chênh lệnh của các công thức đã được thể hiện rõ. CT3 CP2 đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất ở giai đoạn 20 ngày là 84,44% và 93,33% ở giai đoạn 25 ngày. Tiếp đến là CT2 CP1 đạt 82,22% ở giai đoạn 20 ngày và 88,89% ở giai đoạn 25 ngày. Công thức cao thứ 3 là CT4 (CP3 đạt 73,33% ở giai đoạn 20 ngày và 84,44% ở giai đoạn 25 ngày. Cả 3 công thức sử dụng chế phẩm kích thích đều có tỷ lệ ra rễ cao hơn công thức đối chứng.

Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm ở giai đoạn 20 ngày đạt từ 71,11% đến 86,67%. Cao nhất là CT3 CP2 đạt 86,67%, thứ 2 là CT2 (CP1) đạt 82,22%, thứ 3 là CT4 CP3 đạt 75,56%, thấp nhất là công thức đối chứng. Ở giai đoạn 25 ngày, lúc này tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm đã ổn đ nh và đạt từ 66,67% đến 86,67%. Công thức có tỷ lệ sống cao nhất là CT3 CP2 đạt 86,67%, cao thứ 2 là CT2 CP1 đạt 80%, thứ 3 là CT4 (CP3) đạt 71,11%. Thấp nhất là công thức đối chứng là 66,67%.

Như vậy, việc sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của các công thức. Trong các chế phẩm kích thích ra rễ thì CT3 CP2 tác động rõ nhất đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của cành giâm giống thược dược TDL-03.

3.1.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến động thái ra rễ và chiều dài rễ của cành giâm và chiều dài rễ của cành giâm

Ngoài việc theo dõi tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ là các tiêu chí đánh giá về “lượng” của các cành giâm thì các chỉ tiêu như chiều dài rễ và số lượng rễ giúp chúng ta đánh giá về “chất” của cành giâm trong quá trình hình thành một cây giống thược dược.

Qua theo dõi ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ đến động thái ra rễ và động thái tăng trưởng chiều dài rễ của cành giâm thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến động thái ra rễ và chiều dài rễ của cành giâm

CT

Thời gian sau trồng...(ngày)

5 10 15 20 25 SLR (rễ) CDR (cm) SLR (rễ) CDR (cm) SLR (rễ) CDR (cm) SLR (rễ) CDR (cm) SLR (rễ) CDR (cm) 1 (Đ/C) 0 0 0,9 0,26 2,1 1,2 3,1 2,31 3,3 2,42 2 0 0 1,1 0,37 2,3 1,36 3,3 2,38 3,4 2,81 3 0 0 1,2 0,29 2,7 1,43 3,9 2,47 4,1 3,07 4 0 0 1,3 0,29 2,7 1,19 3,1 2,08 3,4 2,67 P 0 0 P>0,05 P<0,05 P<0,05 P<0,05 P<0,05 P<0,05 P<0,05 P<0,05 LSD 0 0 0,43 0,27 0,29 0,12 0,22 0,2 0,24 0,24 CV% 0 0 19,7 4,7 6,2 5,0 3,4 4,7 3,7 4,6

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:

Giai đoạn 5 ngày sau giâm: Giai đoạn này ở các vết cắt của gốc cành

đã bắt đầu hình thành các mô sẹo, là tiền đề để hình thành rễ sau này nhưng thực sự chưa hình thành nên số rễ và chiều dài rễ của các công thức thí nghiệm chưa có sự khác biệt.

Giai đoạn 10 ngày sau giâm: Sau 10 ngày thì các rễ đầu tiên đã nhú ra, ở các cành giâm xuất hiện các rễ đầu tiên chứng minh cho sự tồn tại của sự sống mới. Kết quả theo dõi động thái ra rễ ở giai đoạn này không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm (P> 0,05 . Động thái tăng trưởng chiều dài rễ ở các công thức đạt từ 0,26 đến 0,37cm, cả 3 công thức sử dụng chế phẩm kích thích có động thái tăng trưởng chiều dài rễ tương đương nhau và tương đương với công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

Giai đoạn 15 ngày sau giâm: Động thái ra rễ ở các công thức thí nghiệm ở giai đoạn này đạt từ 2,1 đến 2,7 rễ. Động thái ra rễ của CT3 (CP2) tương đương với CT3 CP3 đạt 2,7 rễ, cao hơn chắc chắn công thức đối

chứng ở mức tin cậy 95%. CT2 CP1 có động thái ra rễ tương đương với công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

Động thái tăng trưởng chiều dài rễ của các công thức thí nghiệm dao động từ 1,19 đến 1,43cm. Trong đó CT2 CP1 là 1,36cm tương đương với CT3 CP2 là 1,43cm và dài hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL 03 tại thái nguyên (Trang 34)