Phƣơng pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng, vật lý 11 (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.3.1. Phƣơng pháp điều tra

Phát phiếu thăm dò điều tra GV về bộ công cụ, cũng nhƣ PP, kĩ thuật và quy trình ĐG năng lực GQVĐ mà đề tài đã biên soạn; cách thức ra đề, xây dựng bộ câu hỏi, thiết kế các giáo án lên lớp có phù hợp với đối tƣợng HS không; KTĐG có thực sự khách quan, công bằng và đảm bảo ĐG đƣợc năng lực GQVĐ của HS không?

Phát phiếu thăm dò HS phƣơng pháp ĐG năng lực GQVĐ có tạo đƣợc hứng thú, tích cực của HS trong học tập môn Vật lý không?

3.3.2. Phƣơng pháp quan sát

Quan sát các giờ dạy TN trên lớp của 2 nhóm TN và ĐC để thu thập số liệu về năng lực GQVĐ của HS trong quá trình giảng dạy các tiết TNSP.

3.3.3. Phƣơng pháp thống kê toán học

Tiến hành kiểm tra 2 nhóm ĐC và TN theo các nội dung TNSP. Dùng PP thống kê toán học để xử lý số liệu các bài kiểm tra, các phiếu báo cáo, các bài báo cáo, so sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để kết luận về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.4. Phƣơng pháp case - study

Quan sát việc học tập của một nhóm HS với các mức độ nhận thức khác nhau thông qua quá trình dạy các tiết học TNSP để ĐG năng lực GQVĐ mà các em đạt đƣợc trong đợt TNSP.

3.3.5. Xây dựng phƣơng thức và tiêu chí đánh giá

3.3.5.1 Phƣơng thức và tiêu chí đánh giá mặt định lƣợng

Sau khi chấm các bài KT (các điểm là số nguyên) của HS, chúng ta có thể tính đƣợc các thông số thống kê sau:

+ Điểm trung bình của các bài KT bằng công thức:

10 1 . i i i x f x N   , trong đó N là số bài KT (số HS làm bài KT), xi là loại điểm (thí dụ: điểm 0,1,2,...,10) và fi là tần số các điểm mà HS đạt đƣợc.

+ Phƣơng sai đƣợc tính bằng công thức:

10 2 2 1 ( ) . 1 i i i x x f s N      + Độ lệch chuẩn đƣợc tính bằng công thức: 10 2 1 ( ) 1 i i i x x f s N     

+ Hệ số biến thiên (hệ số phân tán) V =

x s

(%), hệ số này càng thấp thì chất lƣợng bài KT càng cao.

+ Sử dụng phép thử t - student để xem xét tính hiệu quả của thực nghiệm sƣ phạm, ta có kết quả

TN

x t

S

 , tra bảng phân phối t - student, nếu t > tchứng tỏ thực nghiệm có hiệu quả rõ rệt.

+ Kiểm định phƣơng sai và giả thiết H0.

- Kiểm định phƣơng sai bằng giả thiết E0: “Sự khác nhau giữa các phƣơng sai ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là không có ý nghĩa”với đại lƣợng 2

2 DC TN S S F

- Nếu FF, khẳng định phƣơng sai nhƣ nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phƣơng sai nhƣ nhau” bằng công thức:

DC TN DC TN n n s x x t 1 1 .    với s = 2 2 ( 1) ( 1). 2 TN TN DC DC TN DC N S N S N N     

- Nếu FF, khẳng định phƣơng sai khác nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phƣơng sai nhƣ nhau” theo công thức:

2 2 TN DC TN DC TN DC x x t S S n n   

3.3.5.2. Phƣơng thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính

Xử lí thông tin từ các phiếu điều thu đƣợc GV và HS, kết quả quan sát đƣợc từ các tiết học TNSP để đƣa ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

3.4. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm 3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sƣ phạm 3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sƣ phạm

Để triển khai thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi chuẩn bị tài liệu sau:

- Ba giáo án đã đƣợc thiết kế ở chƣơng 2 theo các tiêu chí ĐG năng lực GQVĐ, đó là:

+ Giáo án số 1: Bài 26. Khúc xạ ánh sáng + Giáo án số 2: Bài tập khúc xạ ánh sáng + Giáo án số 3: Bài 27. Phản xạ toàn phần

- Các phiếu đánh giá, bài báo cáo và các bài kiểm tra sau TNSP:

Để có căn cứ ĐG, sau khi TNSP chúng tôi tiến hành kiểm tra HS ở các nhóm TN và ĐC bằng bài kiểm tra đƣợc thiết kế theo hình thức ĐG năng lực GQVĐ của HS (phụ lục 3), tiến hành chấm và ĐH năng lực GQVĐ của HS đồng thời so sánh chất lƣợng giữa hai nhóm TN và ĐC.

3.4.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

Tiến hành dạy đồng thời với 2 nhóm TN và ĐC với 3 bài: Khúc xạ ánh sáng, bài tập khúc xạ ánh sáng và Phản xạ toàn phần trong đó nhóm TN dạy theo các giáo án đã soạn trong chƣơng 2, còn nhóm ĐC dạy theo giáo án cũ do GV dạy TNSP tự soạn và giảng theo PP truyền thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiến hành TN, vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật, quy trình ĐG năng lực GQVĐ và sử dụng khung tiêu chí mà luận văn đƣa ra để đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong DHVL ở trƣờngTHPT. Chúng tôi trao đổi và giải thích cho các GV dạy Vật lí và học sinh các lớp TN hiểu rõ về các nội dung:

- Ba giai đoạn của quá trình GQVĐ và các thành tố của năng lực GQVĐ. - Khung tiêu chí.

- Các phƣơng pháp đánh giá năng lực GQVĐ.

Hoạt động đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh đã đƣợc tiến hành:

a) Trong giờ dạy: GV đƣa ra các vấn đề yêu cầu HS giải quyết. Để giải quyết đƣợc VĐ, GV phải đƣa ra các câu hỏi gợi mở đã chuẩn bị sẵn trong giáo án dẫn dắt HS GQVĐ hiệu quả. Thông qua vấn đáp, GV chủ động quan sát HS đƣợc vấn đáp và bao quát HS khác ít nhất một lần. Khi GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV quan sát quá trình GQVĐ của các nhóm, mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác ĐG. GV nhận xét và ghi vào phiếu đánh giá.

b) Làm bài kiểm tra: Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 1 tiết khi kết thức chƣơng (HS thực hiện GQVĐ vào Giấy kiểm tra). Với tiết bài tập GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu đánh giá các thành tố năng lực. GV chấm điểm và nhận xét.

c) Nhiệm vụ về nhà: Sau mỗi một tiết lí thuyết trên lớp GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà viết một bài báo cáo nhỏ về các chủ đề đƣợc giao. HS thực hiện nhiệm vụ và nộp bài báo cáo trong các tiết sau, GV chấm điểm.

3.4.3. Chọn mẫu thực nghiệm

Để đảm bảo tính khách quan và tính phổ biến của các mẫu thực nghiệm, chúng tôi chọn các HS có học lực tƣơng đƣơng của các lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4 thành 2 nhóm TN và ĐG. Do đó để chọn đƣợc hai nhóm ĐC và nhóm TN tƣơng đƣơng nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu TNSP chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sau:

- Trao đổi với các GV vật lí phụ trách dạy khối 11 để biết tình hình học tập môn vật lí của các em ở các lớp.

- Căn cứ vào bài kiểm tra chất lƣợng đầu học kì 2 do nhà trƣờng tổ chức Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn mẫu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Sĩ số và phân bố điểm thi chất lƣợng đầu học kì 2 của nhóm lớp TN, ĐC (đã làm tròn) Nhóm Tổng số HS Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN: Lớp 11A1, 11A4 46 fi (TN) 0 0 0 3 5 10 17 9 2 0 ĐG: Lớp 11A2, 11A3 48 fi (ĐG) 0 0 1 2 6 11 17 7 3 1

Biểu đồ 3.1. Đa giác về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐG

Nhìn vào đa giác đồ 3.1 chúng ta thấy đỉnh của hai đa giác đồ gần ngang nhau điều này chứng tỏ chất lƣợng của nhóm TN và nhóm ĐC ở các lớp là tƣơng đƣơng nhau.

3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm 3.5.1. Phân tích định tính 3.5.1. Phân tích định tính

3.5.1.1. Phân tích chung tình hình hai nhóm TN và ĐC trong các tiết dạy TNSP

-Đối với nhóm TN:

Tiết TN thứ nhất, do HS chƣa quen với việc trả lời các vấn đề (câu hỏi) theo các trình tự của quá trình GQVĐ, chƣa hiểu rõ khung tiêu chí ĐG năng lực, nên quá tình GQVĐ còn bỡ ngỡ, lúng túng, thiếu tự tin. Đa số HS trong lớp vẫn còn rất thụ động, số ít tích cực phát biểu ý kiến do vậy việc ĐG chƣa đƣợc khách quan.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 5 10 15 TN: Lớp 11A1, 11A4 ,46 fi (TN) ĐG: Lớp 11A2, 11A3 ,48 fi (ĐG)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên ở các tiết học sau, khi HS đã quen dần với phƣơng án ĐG mới và nhận thức đƣợc rằng GV không chỉ ĐG tổng kết dựa vào điểm số các bài kiểm tra mà còn ĐG cả quá trình GQVĐ của mỗi HS trên lớp thì đa số HS đã có ý thức tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài nên việc ĐG diễn ra thuận lợi và có thể tiến hành thƣờng xuyên.

Việc ĐG theo khung tiêu chí sẽ kích thích đƣợc toàn bộ HS trong lớp tham gia xậy dựng bài bởi nếu không tham gia HS sẽ không đƣợc ĐG đạt một trong các NL trong khung tiêu chí từ đó ảnh hƣởng đến kết quả tổng kết cuối học kì. Mặt khác cho thấy việc ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL là việc làm bình thƣờng, không gây tâm lí nặng nề, không gây áp lực cho GV và HS.

- Đối với nhóm đối chứng:

Các tiết học diễn ra bình thƣờng, GV chủ yếu vẫn sử dụng PP thuyết trình nên HS thụ động tiếp thu. Khi GV phát vấn, có khoảng 30% HS chủ động tích cực giơ tay phát biểu ý kiến, số HS còn lại gần nhƣ không có ý kiến gì, 10% HS chỉ chú ý vào ghi chép và ngồi yên lặng, không tham gia bất cứ một hoạt động nào do GV đƣa ra. Một số HS còn thờ ơ và nói chuyện riêng không để tâm đến bài giảng của GV.

Nhƣ vậy, việc ĐG năng lực theo các thành tố của năng lực GQVĐ đủ để GV đánh giá đƣợc NL GQVĐ, giúp GV điều chỉnh PPDH để phát triển NL GQVĐ cho HS từ đó nâng cao chất lƣợng kiến thức môn vật lí cho HS THPT.

3.5.1.2. Quan sát, đánh giá năng lực GQVĐ của một nhóm học sinh để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài (Case- study).

- Lựa chọn chọn mẫu:

Quan điểm lựa chọn mẫu: Việc lựa chọn các đối tƣợng để theo dõi sự tiến bộ của các em trong quá trình TNSP dựa vào các tiêu chí sau:

- Chất lƣợng học tập môn vật lí đã đạt đƣợc ở học kì 1. - Mức độ tự xác định nhu cầu, mục đích, động cơ học tập. - Mức độ đọc hiểu các nội dung trong SGK,

- Mức độ giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ học tập.

- Mức độ vận dụng các kiến thức vào tình huống bối cảnh mới,…

Để có đƣợc các thông tin, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với GV chủ nhiệm, quan sát thái độ, hành động và kết quả học tập của các em…Kết quả xử lý toàn bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các thông tin trên sẽ sẽ là căn cứ để đề tài lựa chọn đối tƣợng.

Kết quả chọn mẫu: Với cách tiếp cận nhƣ trên đề tài đã chọn ra 04 HS thuộc lớp 11A1 trƣờng THPT Thái Nguyên, TP Thái Nguyên để tiến hành quan sát, thu thập và xử lý thông tin để đƣa ra những nhận định về quá trình học các tiết TNSP của mỗi HS, cụ thể:

1. Trần Thị Ánh: Sinh ngày 17/7/1998, nhà ở Tổ 23, phƣờng Phú Xá, TP. Thái Nguyên. Em đƣợc gia đình tạo mọi điều kiện học tập tốt, học kì 1 điểm tổng kết môn Vật lí của em đạt 9,2. Em luôn xác định đƣợc nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, biết lập kế hoạch học tập nghiêm túc nề nếp. Đƣợc đánh giá là một HS rất chăm chỉ, chịu khó; đôi lúc em còn hay mắc phải những lỗi nhỏ, không đáng có khi làm bài; chƣa chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của GV; tự kiểm tra, đánh giá KQHT của em vẫn chƣa thực sự tốt.

2. Vương Minh Hiếu: Sinh ngày 20/10/1997, nhà ở Tổ 28, phƣờng Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên. Điểm tổng kết môn vật lí học kì 1 của em đạt 7,0. Em đƣợc GV đánh giá là hiểu bài, nhanh trí, hay xung phong xây dựng bài tuy nhiên em còn chƣa chịu khó, chăm chỉ trong việc tìm tài liệu phục vụ học tập. Thực hiện các nhiệm vụ học tập thƣờng hay mắc những sai sót, chƣa chủ động khắc phục khó khăn và tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.

3. Đào Thị Thu Hoài: Sinh ngày 2/3/1997, Tổ 4, Phƣờng Túc Duyên, TP Thái Nguyên. Điểm tổng kết môn vật lí học kì 1 của em đạt 6,1. Em đƣợc GV đánh giá rất tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động của trƣờng lớp tuy nhiên trong việc học em còn chƣa chịu khó, chƣa có ý thức tự giác học tập, chƣa xác định đƣợc động cơ học tập. Đƣợc biết em không có hứng thú học tập môn Vật lí.

4. Phan Việt Quân: Sinh ngày 7/2/1998, nhà ở Phƣờng Phan Đình Phùng, TP

Thái Nguyên. Mối quan hệ gia đình phức tạp, bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến em. Điểm tổng kết môn vật lí học kì 1 của em đạt 4,3. Em đƣợc GV đánh giá rất lƣời học, trong lớp hay ngủ gật. Em thụ động trong quá trình học, không tiếp thu đƣợc kiến thức do GV truyền đạt, gần nhƣ không làm bài tập về nhà và trả lời các câu hỏi phát vấn của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Phân tích kết quả theo dõi, quan sát

Bảng 3.2. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Trần Thị Ánh PHIẾU QUAN SÁT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Họ và tên học sinh: Trần Thị Ánh Phần quan sát:

Tên bài học

Năng lực giải quyết vấn đề Hiểu vấn đề Đề xuất giải pháp Lập luận Đánh giá giải pháp Áp dụng vấn đề mới Mức NL đạt đƣợc KXAS VĐ 1 H3 G3 L1 Đ0 V0 Mức 3 VĐ 2 H2 G2 L2 Đ1 V0 Mức 3 VĐ 3 H3 G2 L1 Đ1 V1 Mức 2 VĐ 4 H3 G2 L2 Đ1 V1 Mức 2 Bài tập VĐ 1 H3 G3 L2 Đ2 V1 Mức 2 VĐ 2 H3 G3 L2 Đ2 V2 Mức 1 PXTP VĐ 1 H3 G4 L2 Đ1 V2 Mức 1 VĐ 2 H3 G4 L2 Đ2 V2 Mức 1 Nhận xét của GV quan sát:

+ Khi GV đƣa ra VĐ 1 và 2, HS Ánh tỏ ra bỡ ngỡ, lúng túng, ngần ngại giơ tay phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, sau đó GV đƣa ra vấn đề 3, 4 nhận thấy HS Ánh đã dần quen với phƣơng pháp đánh giá mới thì năng lực GQVĐ nâng lên rõ rệt từ mức 3 lên mức 2. Làm trƣởng nhóm, em hoạt động nhóm tích cực, biết phân chia các công việc rõ ràng cho các thành viên.

+ Ở các tiết học sau, HS Ánh tỏ ra rất hứng thú, hăng hái giơ tay xin GQVĐ, vì vậy em luôn đat đƣợc mức năng lực 1. Đặc biệt em có năng lực mở rộng vấn đề tốt nên ở vấn đề 2 bài PXTP, em đã đƣợc đánh giá có mức năng lực tốt nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Vƣơng Minh Hiếu PHIẾU QUAN SÁT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Họ và tên học sinh: Vƣơng Minh Hiếu Phần quan sát:

Tên bài học

Năng lực giải quyết vấn đề Hiểu vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng, vật lý 11 (Trang 82)