Khái quát về đội ngũ giáo viên tiếng An hở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên (Trang 54 - 59)

Biên

2.1.3.1. Số lượng và trình độ đào tạo

Đến cuối năm học 2012-2013, các trường THPT tỉnh Điện Biên có 124 giáo viên dạy tiếng Anh, trong đó có: 88 giáo viên nữ, chiếm 78,9%. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có:

+ 12 giáo viên có trình độ thạc sỹ, đạt tỷ lệ 1,0%;

+ 32 giáo viên có trình độ đại học chính quy, đạt tỷ lệ 28,43%; + 80 giáo viên có trình độ đại học tại chức, chiếm 65%.

Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên hiện nay đủ về số lượng và đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, có nhiều giáo viên trẻ được đào tạo theo phương pháp mới, nhanh nhạy trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiệt tình, năng động trong công việc. Đa số giáo viên có ý thức tự học, tự BD, ham học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số giáo viên có nguyện vọng được đào tạo nâng cao trình độ và có ý thức phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi.

Bên cạnh đó có nhiều giáo viên nữ trong thời gian đang nuôi con nhỏ, không có nhiều thời gian đầu tư cho việc BD nâng cao trình độ chuyên môn. Đa số (65%) giáo viên có trình độ đại học tại chức, trong đó có trên 30% giáo viên dạy tiếng Nga hoặc tiếng Pháp học đại học tại chức tiếng Anh và

44

chuyển sang dạy tiếng Anh nên trình độ chuyên môn còn hạn chế. Một số giáo viên dạy tiếng Nga chuyển sang dạy tiếng Anh đã cao tuổi nên khả năng sử dụng máy vi tính kém, trình độ chuyên môn hạn chế và ngại đổi mới phương pháp giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn còn quá ít (1%) chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT trong tỉnh.

2.1.3.2. Nhận thức của giáo viên về dạy học tiếng Anh

Qua trao đổi ý kiến, hầu hết giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Điện Biên đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Anh cho học sinh ở các trường THPT, đặc biệt là vai trò của việc dạy và học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập.

Giáo viên đều nhận thức được rằng: Tiếng Anh, với chức năng là môn tiếng nước ngoài, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục THPT, là phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, là công cụ giao tiếp và cập nhật tri thức để hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Môn tiếng Anh ở trường THPT góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông. Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.

Giáo viên quán triệt được mục tiêu của dạy học tiếng Anh ở trường THPT là cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và phát triển phẩm chất trí tuệ để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Bên cạnh đó còn một số (khoảng 25%) giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Điện Biên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và mục tiêu của việc dạy học tiếng Anh. Họ cho rằng dạy tiếng Anh ở trường THPT chỉ nhằm mục đích trước mắt là trang bị cho học sinh có kiến thức để thi đỗ tốt

45

nghiệp THPT và thi vào các trường đại học, cao đẳng. Chính vì vậy họ chủ yếu dạy ngữ pháp tiếng Anh trong chương trình THPT và ôn luyện cho học sinh các dạng đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi tuyển sinh vào trường đại học, cao đẳng, không quan tâm dạy các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Hậu quả là học sinh học hết chương trình tiếng Anh lớp 12 (7 năm) nhưng không giao tiếp được bằng tiếng Anh với người nước ngoài và bạn bè.

2.1.3.3. Thực hiện chương trình, nội dung sách giáo khoa

Về chương trình và nội dung SGK, giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Điện Biên thực hiện dạy đúng, đủ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong kết luận của các đoàn kiểm tra, thanh tra chuyên môn, không có giáo viên nào dạy dồn, dạy ghép hoặc cắt xén chương trình. SGK tiếng Anh THPT bao gồm 3 quyển lớp 10, 11, 12 chương trình cơ bản và 3 quyển lớp 10, 11, 12 chương trình nâng cao. Học sinh được chọn học theo chương trình cơ bản hoặc chương trình nâng cao. Năm học 2008 – 2009, tỉnh Điện Biên có tỷ lệ học sinh học chương trình cơ bản và nâng cao như sau:

+ Lớp 10: 98,14% học sinh học chương trình cơ bản và 1,86% học chương trình nâng cao;

+ Lớp 11: 98,59 học sinh học chương trình cơ bản và 1,41% học chương trình nâng cao;

+ Lớp 12: 97,67 học sinh học chương trình cơ bản và 2,33% học chương trình nâng cao;

Trong số học sinh học chương trình cơ bản, có gần 50% số học sinh học chương trình cơ bản cộng với chủ đề tự chọn nâng cao môn Tiếng Anh.

Bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình thực hiện chương trình, một số giáo viên vẫn còn đi sâu vào giảng giải ngữ pháp, chưa quan tâm nhiều đến việc luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, đặc biệt kỹ năng nghe, nói của học sinh còn hạn chế. Đối với học sinh các trường THPT miền núi, chương trình tiếng Anh THPT quá nặng so với khả năng nhận thức của học sinh

46

và giáo viên chỉ quan tâm đến hoàn thành chương trình mà chưa quan tâm đến chất lượng học tiếng Anh của học sinh, chưa có biện pháp khai thác nội dung chương trình để phù hợp với đối tượng học sinh từng vùng miền.

2.1.3.4. Phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của giáo viên

100% giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Điện Biên được BD về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới phương pháp giảng dạy, không còn giáo viên dạy theo phương pháp đọc chép. Một số giáo viên trẻ, có trình độ sử dụng máy vi tính tốt đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học tiếng Anh, khai thác các tư liệu trên mạng Internet, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học để phục vụ cho bài giảng. Nội dung bài giảng phong phú, hấp dẫn, tạo nhiều cơ hội cho học sinh được luyện tập, giao tiếp bằng tiếng Anh ở trên lớp. Hằng năm các trường, cụm trường tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, tạo ra phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kích thích giáo viên tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tuy nhiên một số giáo viên cao tuổi, trình độ sử dụng máy vi tính còn hạn chế nên không áp dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới giảng dạy, giờ dạy buồn tẻ, không hấp dẫn học sinh. Cùng được BD về đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng khả năng áp dụng thực tế của một số giáo viên còn máy móc, không linh hoạt, sáng tạo, chỉ chăm chú vào việc hoàn thành chương trình mà thiếu quan tâm mục tiêu chính của bài dạy, không tạo cơ hội để học sinh được giao tiếp bằng tiếng Anh với thầy giáo và bạn bè, khả năng tổ chức, quản lý lớp học còn hạn chế, lúng túng. Một số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học không hiệu quả: trong giờ học sử dụng quá nhiều tranh ảnh, bảng biểu, phiếu học tập nhưng khả năng khai thác ít làm cho bài học trở lên phức tạp, học sinh khó hiểu. Một số giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin trong bài giảng điện tử và biến từ phương pháp đọc chép sang phương pháp nhìn chép.

47

2.1.3.5. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học môn tiếng Anh

Hiện nay tỉnh Điện Biên đã trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học môn tiếng Anh cho các trường THPT:

+ Có 22/53 (41,51%) trường THPT có phòng nghe – nhìn kết hợp với phòng học môn Tin học;

+ Mỗi trường có từ 2 đến 3 bộ máy đèn chiếu, có một số trường đã trang bị mỗi phòng học một máy đèn chiếu và màn hình phục vụ việc dạy và học;

+ Mỗi trường có từ 3 đến 5 máy nghe đĩa CD và đĩa CD chứa nội dung môn tiếng Anh lớp 10, 11, 12 phục vụ cho việc luyện kỹ năng nghe hiểu.

Theo số liệu báo cáo tổng kết năm học 2008-2009, có trên 70% giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT có khả năng sử dụng máy vi tính và khai thác các tư liệu trên mạng Internet để tự bồi dưỡng và bổ sung cho nội dung bài giảng, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp giảng dạy của những giáo viên này tương đối tốt. Đa số giáo viên đã sử dụng thành thạo máy nghe đĩa CD và sử dụng đĩa CD chứa nội dung môn tiếng Anh để luyện kỹ năng nghe hiểu cho học sinh.

Tuy vậy, còn gần 30% giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT chưa biết sử dụng máy vi tính hoặc khả năng sử dụng còn kém. Số giáo viên này cần được BD về kiến thức vi tính để có thể ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học. Một số trường có máy nghe đĩa CD nhưng chất lượng máy và chất lượng đĩa CD kém không thể sử dụng được và trong giờ luyện kỹ năng nghe hiểu, giáo viên phải đọc cho thí sinh nghe, dẫn đến chất lượng giờ luyện nghe hiểu bị hạn chế.

2.1.3.6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh

Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các trường THPT tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối học kỳ môn tiếng Anh theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan, kiểm tra cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong mỗi bài kiểm tra một tiết và kiểm tra cuối

48

học kỳ, đa số giáo viên đã sử dụng phương pháp kiểm tra theo hình thức giao tiếp (kiểm tra kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, kỹ năng viết và từ vựng, ngữ pháp). Kỹ năng nói được sử dụng trong nội dung kiểm tra đầu giờ (kiểm tra miệng) theo hình thức hỏi - đáp, phỏng vấn, tóm tắt bài khóa, mưu tả theo tranh ...

Tuy nhiên, hiện nay thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, cao đẳng theo hình thức trắc nghiệm khách quan, vì vậy nhiều giáo viên chạy theo thành tích, thiên về kiểm tra từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu theo hình thức trắc nghiệm khách quan và ngại kiểm tra các kỹ năng, nhất là kỹ năng nghe và nói. Đa số giáo viên không có kỹ thuật thu băng khi soạn bài kiểm tra nghe hiểu do đó trong giờ kiểm tra chủ yếu đọc cho học sinh nghe để làm bài và không đạt được mục tiêu của việc kiểm tra. Hình thức kiểm tra và nội dung kiểm tra chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa thúc đẩy được việc giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)