1.2.4.1.Năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân, đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do hoạt động, do tập luyện mà có. Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn.
1.2.4.2. Năng lực ngoại ngữ
Là khả năng sử dụng một ngoại ngữ ở các mức khác nhau về khả năng
nghe, nói, đọc, viết, hiểu về loại ngoại ngữ này. Năng lực ngoại ngữ theo bộ giáo dục hiện nay được chia làm 6 bậc. Mô tả tổng quát của bậc 6 này là: Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.
15
Mô tả cụ thể Kỹ năng nghe là: Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay những bài thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều lối nói thông tục, chứa đựng các yếu tố văn hóa hoặc các thuật ngữ không quen thuộc. Có thể hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi như pháp luật, tài chính, thậm chí có thể đạt tới trình độ hiểu biết của chuyên gia. Có thể nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói của người bản ngữ.
Về Kỹ năng nói, bậc này yêu cầu: Có thể truyền đạt chính xác các sắc thái ý nghĩa tinh tế bằng cách sử dụng nhiều loại hình bổ nghĩa với độ chính xác cao. Sử dụng thành thạo các cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục với nhận thức rõ về các tầng nghĩa. Có thể đổi cách diễn đạt để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp và thể hiện một cách trôi chảy đến mức người đối thoại khó nhận ra điều đó.
Kỹ năng đọc yêu cầu: Có thể hiểu, lựa chọn và sử dụng có phê phán hầu hết các thể loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc, hay các tác phẩm văn học và phi văn học. Có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong, giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
Kỹ năng viết: Có thể viết bài rõ ràng, trôi chảy, bố cục chặt chẽ, chi tiết với văn phong phù hợp và cấu trúc logic, giúp cho độc giả có thể thấy được những điểm quan trọng trong bài viết [8].
1.2.4.3.Bồi dưỡng
UNESCO định nghĩa: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [3].
Từ quan niệm trên, ta thấy:
+ Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định.
16
+ Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu mới của chuyên môn nghiệp vụ.
+ Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm.
Bồi dưỡng thực chất là bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức,
cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang, làm
cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động. Chính vì thế BD còn được gọi là đào tạo lại.
Theo xu hướng phát triển giáo dục là: “Giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời” thì việc đào tạo, BD và đào tạo lại là quá trình thống nhất. BD
và đào tạo là sự tiếp nối quá trình đào tạo. BD và đào tạo lại tạo ra tiền đề về tiêu chuẩn cho quá trình đào tạo chính quy ở bậc cao hơn về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể [11].
1.2.4.4. Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ
Đảng ta đã xác định rõ vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNNG và cán bộ quản lý giáo dục.
Để đáp ứng nhu cầu của kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập thì nguồn nhân lực phải có trình độ ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh. Người lao động phải giao tiếp được với người nước ngoài bằng tiếng Anh, tức là phải phát triển cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi, vì vậy trong hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh phải chăm lo BD chuyên môn, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho đội ngũ giáo
17
viên bằng nhiều hình thức: BD thường xuyên, BD theo chu kỳ; BD trực tiếp, BD gián tiếp; BD tập trung, BD từ xa, tự bồi dưỡng. Nhà quản lý phải chủ động liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, tăng cường hoạt động xã hội hóa giáo dục để tổ chức các lớp BDGV và tập trung BD cả 4 kỹ năng:
+ Kỹ năng nói tiếng Anh: Phải đảm bảo chuẩn xác, đúng ngữ âm, ngữ điệu, lưu loát, vốn từ vựng phong phú, đặc biệt là phải hiểu được cách giao tiếp của người Anh.
+ Kỹ năng nghe hiểu: Giáo viên phải được luyện nghe nhiều để hiểu được tiếng Anh trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng (tiếng Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh - Ấn Độ …).
+ Kỹ năng đọc hiểu: Giáo viên phải được BD, tự BD để củng cố và nâng cao vốn từ vựng, hiểu biết về văn học, đất nước học của nước Anh. Đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nắm thông tin tổng hợp, nắm thông tin chi tiết qua các bài đọc...
+ Kỹ năng viết: Giáo viên không những nắm chắc mẫu câu, ngữ pháp, cách dùng từ chuẩn xác mà còn phải có kỹ năng viết các dạng bài như viết thư, viết bản tin, viết bài bình luận, bài mưu tả... theo văn phong của Anh [17]. 1.3. Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh THPT
1.3.1. Đặc thù của giáo viên tiếng Anh THPT
Ngoài những đặc điểm chung về lao động sư phạm của giáo viên THPT, lao động sư phạm của giáo viên dạy tiếng Anh có những đặc điểm riêng mà chúng ta cần quan tâm khi đào tạo, BD cũng như quản lý:
+ Giáo viên dạy tiếng Anh, ngoài việc giỏi tiếng Anh (giỏi cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) còn phải am hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa, đất nước, con người nước Anh để cùng chia sẻ, trao đổi, hướng dẫn và tổ chức cho học sinh học tập, nghiên cứu. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin, tích lũy kinh nghiệm .
18
+ Dạy tiếng Anh ở Việt Nam là dạy ngoại ngữ, không phải là dạy ngôn ngữ thứ hai như một số nước khác. Học sinh chỉ được học và giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè trong giờ học tiếng Anh, ngoài giờ học tiếng Anh, học sinh giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Vì thế giáo viên dạy tiếng Anh phải có phương pháp dạy học phù hợp, cách tổ chức dạy học riêng biệt nhằm tạo môi trường cho học sinh có cơ hội giao tiếp tiếng Anh với nhau.
+ Tiếng Anh là chìa khóa để học sinh tiếp tục nghiên cứu, học tập ở bậc học cao hơn, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đòi hỏi của học sinh, phụ huynh học sinh về học tiếng Anh ngày càng cao. Với những lý do này, giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT phải không ngừng BD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
1.3.2. Vị trí vai trò của môn tiếng Anh ở trường THPT
Tiếng Anh với tư cách là một môn ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Tiếng Anh còn là một môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc đối với học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT.
Tiếp nối chương trình tiếng Anh THCS, mục tiêu dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở các trường THPT là hình thành, bổ sung và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ đã được học, góp phần phát triển trí tuệ cần thiết để có thể tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
19
Chương trình môn tiếng Anh ở THPT có hai nhánh chương trình: Chương trình chuẩn được sử dụng cho đối tượng HS ban KHTN và Ban cơ bản, chương trình nâng cao được dùng cho đối tượng HS ban KHXH-NV.
1.3.3. Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với giáo viên tiếng Anh THPT
Theo thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thì giáo viên trung học phổ thông phải có năng lực ngoại ngữ bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc này. Yêu cầu:
+ Kỹ năng nói tiếng Anh: Phải đảm bảo chuẩn xác, đúng ngữ âm, ngữ điệu, lưu loát, vốn từ vựng phong phú, đặc biệt là phải hiểu được cách giao tiếp của người Anh.
+ Kỹ năng nghe hiểu: Giáo viên phải được luyện nghe nhiều để hiểu được tiếng Anh trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng (tiếng Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh - Ấn Độ …).
+ Kỹ năng đọc hiểu: Giáo viên phải được BD, tự BD để củng cố và nâng cao vốn từ vựng, hiểu biết về văn học, đất nước học của nước Anh. Đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nắm thông tin tổng hợp, nắm thông tin chi tiết qua các bài đọc...
+ Kỹ năng viết: Giáo viên không những nắm chắc mẫu câu, ngữ pháp, cách dùng từ chuẩn xác mà còn phải có kỹ năng viết các dạng bài như viết thư, viết bản tin, viết bài bình luận, bài mưu tả... theo văn phong của Anh.
Thứ nhất, GV tiếng Anh THPT được bồi dưỡng để đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực châu Âu. Theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, giáo viên dạy ngoại ngữ phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao hơn trình độ chung của cấp dạy hai bậc. Cụ thể, đối với GV tiểu học, THPT phải đạt bậc 5/6 do Hiệp hội các Tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (CEFR B2), tương đương chứng chỉ FCE tối thiểu 60 điểm, chứng chỉ TOEFL trên giấy tối thiểu 525
20
điểm, chứng chỉ IELTS tối thiểu 5,5 điểm, chứng chỉ CAE tối thiểu 45 điểm, hoặc các chứng chỉ được công nhận tương đương khác, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên, theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu. GV Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp đạt bậc 5/6 KNLNN (CEFR C1), tương đương FCE tối thiểu 80 điểm, chứng chỉ TOEFL trên giấy tối thiểu 575 điểm, chứng chỉ IELTS tối thiểu 6,5 điểm, chứng chỉ CAE tối thiểu 60 điểm, hoặc các chứng chỉ được công nhận tương đương khác, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 5 (C1) trở >lên, theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ châu Âu.
Theo khung trình độ chung châu Âu (CEFR), năng lực ngoại ngữ của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ thể là A1, A2, B1, B2, C1 và C2.
- A1: Căn bản (Tốt nghiệp cấp I); - A2: Sơ cấp (Tốt nghiệp cấp II);
- B1: Trung cấp (Tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyên ngữ);
- B2: Trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ); - C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ);
- C2: Thành thạo.
Thứ hai, GV THPT nói chung và giáo viên tiếng Anh THPT nói riêng trong một năm học mỗi giáo viên THPT phải thực hiện bồi dưỡng 120 tiết (60 tiết bắt buộc và 60 tiết tự chọn) theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GD & ĐT. Thứ ba, GV tiếng Anh THPT phải là một tấm gương tự học và sáng tạo, phải tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn.
1.3.4. Khung năng lực ngoại ngữ
Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. KNLNNVN được phát
21
Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau [3]:
Các bậc Mô tả tổng quát
Sơ
c
ấ
p
Bậc 1 Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
Bậc 2 Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
Trung c
ấ
p
Bậc 3
Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.
22 Bậc 4
Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm,