23
quản lý dạy học ở trường THPT. Trong BDGV - giáo dục thì người dạy đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ - thông tin dẫn đến nền kinh tế thay đổi với tốc độ nhanh, yêu cầu giáo dục phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế-xã hội. Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục thay đổi, buộc giáo viên phải cập nhật kiến thức mới, nội dung, chương trình mới. Vì vậy muốn quản lý hoạt động của giáo viên đạt hiệu quả cao thì phải thường xuyên quan tâm hoạt động BD.
Sự phát triển của giáo dục đòi hỏi ở người thầy phải học tập, BD thường xuyên và nhận thức sâu sắc rằng: muốn cống hiến được nhiều hơn cho giáo dục thì phải tích lũy kiến thức. Muốn tích lũy kiến thức thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện và BD, học tập suốt đời. Quan tâm xây dựng một nền giáo dục toàn dân, phải chú trọng xây dựng ĐNNG từng bước đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để phục vụ sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Đối với giáo viên tiếng Anh càng phải BD nhiều hơn, cập nhật thông tin mới, kiến thức mới, phương pháp hiện đại để đáp ứng nhu cầu hội nhập, mở cửa với các nước trên thế giới. Bối cảnh dạy học đã có nhiều thay đổi, khiến cho việc đào tạo ban đầu cho giáo viên không đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động BD nâng cao chất lượng giáo viên càng trở lên cấp bách. Thực tiễn giáo dục cho thấy: chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh còn nhiều bất cập, khả năng nghe nói của giáo viên còn hạn chế. Theo quan điểm truyền thống, giáo viên dạy tiếng Anh chỉ chú trọng dạy từ vựng, ngữ pháp, giảng giải các hiện tượng ngữ pháp nhằm mục đích cho học sinh thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng, giáo viên chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Chính vì thế, nhiều giáo viên và học sinh nắm rất chắc về ngữ pháp nhưng khả năng giao tiếp và làm việc với người nước ngoài bằng tiếng Anh rất hạn chế. Mặt khác, hoạt động BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT chưa được chú trọng và quan tâm
24
đúng mức, nội dung BD nhiều khi không thiết thực và hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cán bộ quản lý còn hạn chế.
Tóm lại: Nhu cầu BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT nói chung có tính cấp thiết đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục THPT. Nhu cầu BDGV dạy tiếng Anh THPT vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược.
1.4.2. Quản lý hoạt động lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho