Các kiểu quét, chụp của máy CT hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển di chuyển bàn và gantry của máy chụp cắt lớp tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 51 - 53)

a. Quét cắt lớp thông thường : (Normal Scan) :

Là kiểu quét mà 3 quá trình: quay giàn quay để thu thập dữ liệu cho một lớp cắt, bàn bệnh nhân dịch chuyển một khoảng cách bằng bề dầy lớp cắt và hiển thị ảnh được tiến hành tuần tự và lặp lại cho các lớp cắt liền kề. Giàn quay quay liên tục trong khi bàn dịch chuyển nhưng không phát tia X.

Hình 2. 30 Mô tả kiểu quét cắt lớp thông thường.

Đây là cách quét phổ thông thường thấy ở tất cả các thế hệ máy, đặc biệt là thế hệ máy thứ ba. Trong quá trình quét, sau khi quét xong lớp thứ nhất, máy sẽ ngừng phát tia X và bàn bệnh nhân dịch chuyển để quét lớp thứ hai.

b. Quét nhanh ( Rapid Scan / Cluster Scan / Scan & Scan ).

Là kiểu quét mà 2 quá trình: quay giàn quay, bàn bệnh nhân dịch chuyển được tiến hành tuần tự và lặp lại cho các lớp cắt liền kề. Việc hiển thị ảnh được thực hiện trong khi quét lớp tiếp theo. Giàn quay quay liên tục trong khi bàn dịch chuyển nhưng không phát tia X. Kiểu quét này cho phép tạo ảnh được nhiều lớp cắt trong cùng một khoảng thời gian so với kiểu quét thông thường do vậy thích hợp với việc thăm khám vùng bụng khi bệnh nhân cần nín thở hoặc thăm khám có dùng thuốc cản quang.

52

Hình 2. 31 : Kiểu quét nhanh / quét cụm: quét và dịch chuyển bàn tuần tự. c. Quét xoắn ốc (Spiral Scan / Helical Scan / Volume Scan).

Là kiểu quét mà giàn quay quay liên tục theo một chiều, bàn bệnh nhân liên tục dịch chuyển với tốc độ cố định và tia X liên tục phát để tạo ảnh. Khả năng của kiểu quét xoắn ốc là có thể tái tạo trực tiếp hình ảnh 3 chiều và có thể đưa ra được hình ảnh nhiều lát cắt liên tiếp, trong đó không cần bệnh nhân phải ngừng thở khi quét.

Kiểu quét xoắn ốc được đưa ra trên lý thuyết từ những năm 1980, tuy nhiên, chỉ khi công nghệ vòng trượt và công nghệ quét đa dãy đầu dò ra đời (1989) , người ta mới thực hiện được kiểu quét xoắn ốc. Do vậy kiểu quét xoắn ốc được áp dụng trên các máy thế hệ thứ tư và các máy thế hệ mới là chủ yếu.

Ở những máy kiểu cuối của thế hệ thứ 3, kiểu quét xoắn ốc đã được thực hiện, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức hai một dãy đầu dò, và người ta gọi kiểu quét ở những máy này là kiểu quét xoắn ốc đơn dãy đầu dò.Singleslice Computed Tomography (SSCT)

hoặc Single Row Spiral .

Ở các máy thế hệ thứ tư trở đi, công nghệ phát triển cho phép quét xoắn ốc liên tiếp đa dãy đầu dò, thậm chí lên tới 320 dãy đầu dò, bởi vậy người ta gọi kiểu quét ở những máy này là : chụp cắt lớp đa dãy đầu dò. Multislice Computed Tomography

53

Hình 2. 32 Quét đơn lát cắt và quét đa lát cắt.

Một số thông số đặc trưng cho kiểu quét xoắn ốc :

1. Tốc độ dịch chuyển bàn bệnh nhân: khoảng cách bàn di chuyển trong 1 giây hoặc 1 vòng quay.

2. Khoảng cách di chuyển bàn bệnh nhân (khoảng cách quét cắt lớp) bằng tốc độ bàn x thời gian quét. Ví dụ tốc độ bàn là 10mm/s, thời gian quét 15s, khoảng cách bàn dịch chuyển sẽ là 150mm. Hiện tại nhiều máy CT xoắn ốc có thể đạt khoảng cách tới 1000mm.

3. Độ dầy lớp cắt phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của bàn bệnh nhân và bề dầy chùm tia X như minh hoạ trên hình 4.2.

4. Trong 3 trường hợp ví dụ trên, bề dầy lớp cắt giảm khi tốc độ dịch chuyển bàn bệnh nhân giảm từ mức lớn hơn đến mức nhỏ hơn bề dầy chùm tia X. Hiện tại, các máy CT quét xoắn ốc có thể tạo ảnh cắt lớp có bề dầy từ 1 - 10 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển di chuyển bàn và gantry của máy chụp cắt lớp tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 51 - 53)