Bộ chuẩn trực (Colimator)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển di chuyển bàn và gantry của máy chụp cắt lớp tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 29 - 32)

Bộ chuẩn trực bao gồm 2 phần chính : bộ chuẩn trực trước bệnh nhân (Pre-Patient Colimator) và bộ chuẩn trực sau bệnh nhân (Post-Patient Colimator).

Bộ chuẩn trực có trong các máy từ thế hệ thứ nhất đến những chiếc máy đầu tiên của hệ máy thứ tư. Khi ra đời công nghệ vòng trượt (slip ring) thì bộ chuẩn trực colimator chỉ được lắp đặt ở trước mảng đầu dò.

30

Hình 2. 9 Thứ tự sắp xếp bộ chuẩn trực trong máy CT.

a. Bộ chuẩn trực trước bệnh nhân.

Phần chuẩn trực đặt kèm ống tia X, còn gọi là chuẩn trực trước bệnh nhân. (Pre-patien Colimator).

Phần này có tác dụng tạo hình dạng chùm tia X đưa vào chụp cắt lớp. Trong quá trình phát triển, tại thế hệ máy thứ nhất và thứ hai phần chuẩn trực này có dạng hình trụ có kích thước đường kính là 4,2 mm.

Đến thế hệ máy thứ 3, người ta sử dụng cả một chùm tia X hình quạt, do yêu cầu đó, bộ chuẩn trực gắn kèm ống tia X được thiết kế lại với hình chữ nhật thường có kích thước 2000 x 600 mm ( một số máy có kích thước khác ). Vì đặt giữa ống tia X và bệnh nhân nên được gọi là pre-patien. Khe chuẩn trực có kích thước hẹp nhất là 0,02 mm và lớn nhất là 100 mm.

Trong phương pháp chụp đơn lát cắt, bộ chuẩn trực prepatien có tác dụng giảm liều lượng tia X lên bệnh nhân đồng thời xác định bề dày lát cắt của mặt phẳng ảnh.

31

Hình 2. 10 Chuẩn trực pre-patien đặt kèm ống tia X.

Trong phương pháp đa lát cắt, bộ chuẩn trực trước bệnh nhân tuy không có tác dụng xác định bề dày lát cắt, tuy nhiên nó vẫn cản được 99% số tia X được phát ra từ ống tia X.

Hình 2. 11 Chuẩn trực trước bệnh nhân Pre-patien. b. Bộ chuẩn trực sau bệnh nhân.

32

Phần chuẩn trực này lại có 2 loại bao gồm : chuẩn trực 1 mặt phẳng lát cắt (plane colimator) và chuẩn trực đa lát cắt (cross plane colimator). Phần này được làm từ hợp kim Vonfram – Chì.

Nhìn chung về tác dụng, phần chuẩn trực post-patien có tác dụng cản các tia X tán xạ trong quá trình đâm xuyên đi tới đầu dò, tránh được nhiễu tán xạ.

Ở các máy thế hệ thứ 3 : Phần chuẩn trực post-patien đa phần là loại đơn lát cắt, nó có dạng lưới, tuy nhiên làm thưa, và nó chỉ được ngăn giữa các cột của mảng đầu dò, không được ngăn giữa các hàng của mảng đầu dò, bởi vậy nó còn gọi là chuẩn trực một chiều.

(a) (b)

Hình 2. 12 Hai loại lưới chuẩn trực sau bệnh nhân post-patien. .

Hình a : loại đơn lát cắt (plane). Và hình b : loại đa lát cắt (cross plane)

Ở máy thế hệ thứ 4 và các máy cuối của dòng máy thứ 3, người ta sử dụng loại chuẩn trực đa lát cắt, nó được chế tạo ở dạng lưới, ngăn từng đầu dò trong mảng với nhau, ngăn giữa các hàng, các cột. Nó hữu ích hơn trong việc chống lại sự nhiễu tán xạ của tia X. Tuy vậy máy chụp CT đa lát cắt lại định dạng bề dày lát cắt và khẩu độ theo số hàng đầu dò dựa vào máy tính điều khiển.

Bộ chuẩn trực hai phần có tác dụng tạo hình dạng mong muốn của chùm tia X, chống sự tán xạ và giảm bớt nhiễu cho ảnh chụp. Hệ thống chuẩn trực được điều khiển bởi một động cơ bước (Step motor) và hệ thống mạch điều khiển số.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển di chuyển bàn và gantry của máy chụp cắt lớp tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 29 - 32)