Hệ thống nguồn cao áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển di chuyển bàn và gantry của máy chụp cắt lớp tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 44 - 46)

Trong máy CT, để tạo được tia X ta cần có cao áp một chiều từ 70kV – 150kV, bởi vậy trong hệ thống nguồn điện của CT, quan trọng nhất chính là hệ thống nguồn cao áp.

Hình 2. 23 Mô hình nguồn cao thế của máy CT.

Về bản chất, nguồn cao áp là một khối biến đổi điện áp còn gọi là máy biến thế từ nguồn điện thông dụng 220 V đơn pha hoặc 380 V ba pha. Đầu vào cuộn sơ cấp là nguồn điện dân dụng, sau đó máy biến áp sẽ biến đổi điện thế lên cỡ hàng chục kV. Dòng điện được điều khiển bởi nguồn đầu vào trước khi vào biến thế để đạt được đầu ra điện áp thích hợp. Trong bộ cao thế này, vẫn có một bộ hạ thế nhỏ dùng chung nguồn điện áp dân dụng đầu vào, mục đích là cung cấp điện áp cho dây tóc của ống tia X.

Dòng cao thế xoay chiều ở đầu ra cuộn thứ cấp của biến áp cao thế được đưa qua một diode cầu để biến đổi thành cao áp một chiều. Những diode này là diode cao thế, có hình dạng lớn được thiết kế chế tạo riêng cho bộ cao áp CT kèm theo các tụ lọc để ổn định nguồn cao áp một chiều. ( hình 2.24 , 2.25 ).

Hệ thống cao áp được kết nối để điều khiển từ bàn điều khiển thông qua hệ thống đo và kiểm soát điện áp, cường độ dòng điện và thời gian.

45

(a) (b)

Hình 2. 24 Phần chính của hệ thống cao áp nhìn từ vỏ ngoài (a) và bên trong (b).

Hình 2. 25 Vỏ ngoài cùng của bộ cao áp trong máy CT.

Ngoài bộ phận chính là biến áp, bộ cao áp còn có bộ phận quạt gió và ổ dầu máy để làm mát trong quá trình vận hành. Ngoài ra còn các nút hiệu chỉnh bộ phận biến tần bên trong.

46

Hình 2. 26 Biến thế cao áp trong bộ cao áp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển di chuyển bàn và gantry của máy chụp cắt lớp tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 44 - 46)